Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh qua một số chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 45 - 56)

2.3.1.1. Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị của các khoản bảo lãnh mà ngân hàng đã cam kết trong một khoảng thời gian nào đó, hay là tổng giá trị số món bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh của Techcombank giai đoạn 2012 - 2015 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.4. Doanh số bảo lãnh của Techcombank giai đoạn 2012 - 2015

Chênh lệch so với năm trước Tuyệt đối - 1.001.532- -593.824 2 4.625.98 Tương đối (%) - -8,93 -5,81 48,08

Nguồn: BCTC và tính toán của tác giả

Từ bảng 2.4 có thể thấy doanh số bảo lãnh của Techcombank năm 2013 giảm 8,93% (tương đương mức giảm tuyệt đối 1.001.532 triệu đồng) so với năm 2012. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do năm 2013, nền kinh tế thế giới bắt đầu bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài từ năm 2008 nhưng với mức độ phục hồi khiêm tốn. Tình hình thị trường bất động sản có diễn biến trầm lắng, giá bất động sản có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất hàng hóa,... là các đối tượng có nhiều nhu cầu bảo lãnh. Mặt khác, trong thời gian này cũng có hàng loạt các vụ làm giả, ký khống,...các hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, làm thổi bùng nỗi lo của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc đối tượng nhận bảo lãnh. Ví dụ như vụ việc hàng loạt tín thư trị giá hàng trăm tỉ đồng được các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) phát hành nhằm bảo lãnh cho doanh nghiệp vay tiền ở ngân hàng khác; thế nhưng khi đến hạn, doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản, Agribank lại trốn tránh trách nhiệm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Trong vụ việc này, bên nhận bảo lãnh không phải là một doanh nghiệp mà lại là một

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Số dư bảo lãnh 7.426.41 6 11.338.31 5 7.340.87 1 9.219.78 1

ngân hàng khác. Điều này làm cho các doanh nghiệp e dè khi sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại này, làm thu hẹp quy mô cũng như doanh số bảo lãnh của các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng.

Sang đến năm 2014, kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp;... Bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ các ngân hàng đối thủ về phí bảo lãnh, tài sản đảm bảo,...cũng ảnh hường đến hoạt động bảo lãnh của Techcombank. Ví dụ như, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã triển khai gói san phâm “Trao bao lanh - Nôi thanh công” với nhiều ưu đãi như áp dụng mức lãi suất có kỳ hạn đối với số tiền ký quỹ bảo lãnh; giảm phí trên giá trị thư bảo lãnh lên đến 25% và giảm phí trên doanh số bảo lãnh lũy kế của khách hàng lên đến 20%. Với những ưu đãi hấp dẫn và cũng là một trong số ít áp dụng ưu đãi với dịch vụ này, SCB đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía khách hàng. Trước những khó khăn của nền kinh tế và sự cạnh tranh trên thị trường, doanh số bảo lãnh của Techcombank giảm 5,81% so với năm 2013, xuống còn 9.621.700 triệu đồng.

Năm 2015, mặc dù thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số ít quốc gia có những bước phục hồi ấn tượng. Hoạt động kinh doanh của Techcombank cũng như các ngân hàng khác có dấu hiệu chuyển biến tốt. Cụ thể, doanh số bảo lãnh tăng cao 48,08% so với năm 2014, lên đến 14.247.682 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh số bảo lãnh cho thấy quy mô hoạt động bảo lãnh đang được mở rộng, uy tín của ngân hàng ngày càng được củng cố. Có thể nói đây là những bước đi đầu, tạo động lực cho công cuộc phát triển hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn tiếp theo 2016 - 2020.

So sánh doanh số bảo lãnh của Techcombank với 3 ngân hàng đồng quy mô (biểu đồ 2.2), ta thấy MB có doanh số vượt trội hơn nhiều so với 3 ngân hàng còn lại. Điều này cũng dễ hiểu khi MB nằm trong Top 3 ngân hàng cổ phần lớn nhất vào năm 2015, hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên sự tin tưởng của các

khách hàng hiện hữu cũng như khách hàng tiềm năng. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, MB là một trong số ít ngân hàng đạt được sự tín nhiệm rất cao, nhất là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, công nghiệp....

Biểu đồ 2.2. Doanh số bảo lãnh của Top 4 ngân hàng giai đoạn 2012 - 2015

Triệu đồng 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 TCB MB ACB SHB ■ 2012 «2013 «2014 «2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng 2012 - 2015

Qua biểu đồ trên có thể thấy, doanh số bảo lãnh qua các năm của ACB cao hơn so với Techcombank và SHB. Mặc dù, doanh số bảo lãnh của SHB ngang với Techcombank nhưng doanh số của SHB có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. cho thấy quy mô bảo lãnh của ngân hàng này ngày càng được mở rộng, trong khi doanh số bảo lãnh của Techcombank có sự biến động. Như vậy, so với một số ngân hàng có cùng quy mô trong hệ thống ngân hàng, hoạt động bảo lãnh của Techcombank vẫn còn ở mức hạn chế.

2.3.1.2. Số dư bảo lãnh

Bảng 2.5. Số dư bảo lãnh của Techcombank tại thời điểm 31/12 năm 2012 - 2015

Chênh lệch so với năm trước Tuyệt đối - 9 3.911.89 3.997.444- 0 1.878.91 Tương đối (%) - 52,68 - 35,26 25,60

2012 2013 2014 2015

Doanh thu từ hoạt

động bảo lãnh 106.185 100.525 98.711 149.065 Chênh lệch so với năm trước Tuyệt đối - -5.660 -1.814 50.354 Tương đối (%) - -5,33 -1,81 51.01

Doanh thu từ lãi 17.729.049 13.381.830 14.945.722 13.668.672

Tổng doanh thu 19.010.785 15.331.788 15.785.716 16.538.101

Tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh trong tổng doanh thu từ lãi (%)

0,60 0,75 0,66 1,09

Mặc dù doanh số bảo lãnh có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2014 nhưng

số dư bảo lãnh trong giai đoạn này lại có sự biến động khác. Số dư bảo lãnh tại thời điểm 31/12 năm 2013 tăng mạnh 52,68% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đặc tính của chỉ tiêu số dư bảo lãnh là chỉ thể hiện giá trị của các món bảo lãnh còn giá trị hiệu lực đến thời điểm 31/12 của từng năm. Năm 2013 có ít món bảo lãnh đến thời hạn thanh

toán nên số dư bảo lãnh tại thời điểm 31/12 năm 2013 tăng so với năm 2012. Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa trong việc trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm đó để lập báo cáo và

xác định tại thời điểm đó ngân hàng đang cam kết bảo lãnh một khoản là bao nhiêu. Nó không đánh giá chính xác được hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu số dư bảo lãnh phân theo các loại hình bảo lãnh tại thời điểm 31/12 giai đoạn 2012 - 2015

% 100.00 90.00 80.00 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00

≡ Bảo lãnh dự thầu ≡ Bảo lãnh thanh toán

≡ Bảo lãnh khác

Nguồn: BCTN của các ngân hàng 2012 - 2015

Tỷ trọng số dư bảo lãnh phân theo loại hình bảo lãnh tại thời điểm 31/12 qua các năm biến động không nhiều. Chiếm tỷ trọng cao nhất là bảo lãnh khác (chiếm 42,18% năm 2015) bao gồm: bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm,... Có thể thấy số dư bảo lãnh thời điểm cuối năm 2013 tăng lên phần lớn là do cam kết bảo lãnh khác chưa đến hạn thanh toán (bảo lãnh khác chiếm 63,75% số dư bảo lãnh thời điểm cuối năm 2013). Chiếm tỷ trọng thấp hơn là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng với số dư cuối năm 2015 chiếm lần lượt là 30,29% và 25,07% số dư bảo lãnh. Đây là hai loại hình bảo lãnh phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Nhất là khi nền kinh tế có những bước chuyển biến rõ rệt, các ngành, các doanh nghiệp có những dự án cần phải có sự bảo lãnh của ngân hàng mới có thể thực hiện được, hay các doanh nghiệp có xu hướng muốn mua hàng trả chậm. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh vay vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các loại hình bảo lãnh và có xu hướng giảm. Bảo lãnh dự thầu chiếm dưới 3%, còn bảo lãnh vay vốn chỉ chiếm 0,19% cuối năm 2012 và con số này chỉ còn 0,06% cuối năm 2015.

Như vậy, cơ cấu bảo lãnh của Techcombank có sự mất cân đối giữa các loại hình bảo lãnh. Trong thời gian tới, cùng với định hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Techcombank cần phát huy các loại bảo lãnh phổ biến và nâng cao tỷ trọng các loại bảo lãnh còn phát triển khiêm tốn.

2.3.1.3. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chính là các khoản phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Ngân hàng có thể nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác thông qua biểu phí của mình.

Bảng 2.6. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của Techcombank giai đoạn 2012 - 2015

Tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh trong tổng doanh thu (%) 0,5 6 0,66 0,6 3 0,90

Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 - 2015 và tính toán của tác giả

Từ bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của Techcombank từ năm 2012 đến năm 2015 có sự biến động. Giai đoạn 2012 - 2014, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh giảm dần từ 106.185 triệu đồng năm 2012 xuống còn 100.525 triệu đồng năm 2013 (giảm 5,33%) và còn 98.711 triệu đồng năm 2014 (giảm 1,81%). Trong khi đó, tổng doanh thu từ lãi giảm xuống trong năm 2013 rồi lại tăng lên năm 2014 làm cho tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu từ lãi có xu hướng tăng lên năm 2013 rồi lại giảm xuống năm 2014. Năm 2012 tỷ trọng này đạt 0,60% tăng lên 0,75% trong năm 2013 và giảm xuống 0,66% trong năm 2014, nguyên nhân là do sự biến động và tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và định hướng phát triển của Techcombank trong từng thời kì nói riêng. Tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh trong tổng doanh thu cũng có xu hướng biến động như vậy, tỷ trọng này tăng từ 0,56% (năm 2012) lên 0,66% (năm 2013 ) và giảm xuống 0,63% (năm 2014). Có thể thấy, tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1%) trong tổng doanh thu từ lãi, cho thấy hoạt động bảo lãnh vẫn còn hạn chế so với các hoạt động chính tạo ra thu nhập lãi của ngân hàng, đó là hoạt động cho vay; kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ. Mặt khác, giai đoạn 2012 - 2014 là giai đoạn có sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng do hầu hết các ngân hàng đều có định hướng chú trọng phát triển hoạt động bảo lãnh, khiến các ngân hàng buộc phải áp dụng nhiều chính sách miễn giảm phí hay các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Bước sang năm 2015, có thể nói là năm hoạt động kinh doanh của Techcombank khởi sắc trở lại, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng mạnh 51,01% và đạt 149.065 triệu đồng. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu từ lãi tăng từ 0,66% (năm 2014) lên 1,09%. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu cũng tăng lên 0,90%. Tuy nhiên, doanh thu bảo lãnh vẫn chỉ chiếm hơn 1% doanh thu từ lãi, trong khi thu lãi từ hoạt động cho vay vẫn chiếm phần lớn doanh thu từ lãi. So với tổng doanh thu thì tỷ trọng thu từ bảo lãnh cũng rất nhỏ, không đáng kể.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Số lượng khách hàng (khách) 2.346 2.19 8 5 2.00 3 2.43 Chênh lệch so với năm trước Tuyệt đối - -148 -193 428 Tương đối (%) - -6,31 -8,78 21,3 4 Số món bảo lãnh (món) 19.62 4 23.170 27.241 35.732 Chênh lệch so với năm trước Tuyệt đối - 3.54 6 4.07 1 8.49 1 Tương đối (%) - 18,0 7 7 17,5 7 31,1

thể thấy, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của 4 ngân hàng là hoàn toàn phù hợp với doanh số bảo lãnh của các ngân hàng (biểu đồ 2.4). Với doanh số bảo lãnh lớn nhất, MB có được nguồn thu lớn và tăng dần qua các năm; trong đó năm 2015, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của MB lên tới 614.513 triệu đồng. Doanh thu bảo lãnh của ACB và SHB cũng có sự tăng trưởng qua các năm và đạt lần lượt là 211.306 triệu đồng và 146.286 triệu đồng năm 2015.

Biểu đồ 2.4. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của Top 4 Ngân hàng giai đoạn 2012-2015

Nguồn: BCTN của các ngân hàng 2012 - 2015

Để có thể cải thiện và thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa, Techcombank cần nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm bảo lãnh, đồng thời đưa ra các chiến lược nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn.

2.3.1.4. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh và số món bảo lãnh

Nhằm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, Techcombank đã không ngừng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh của mình, góp phần làm tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh phát hành ra và thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình hơn.

Bảng 2.7. Số lượng khách hàng và số món bảo lãnh của Techcombank giai đoạn 2012 - 2015

Nguồn: BCTN 2012 - 2015 và tính toán của tác giả

Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của Techcombank có xu hướng giảm trong năm 2013 và năm 2014 với tốc độ giảm là 6,31% năm 2013 và 8,78% năm 2014. Nguyên nhân có thể là do công tác chăm sóc khách hàng của ngân hàng trong giai đoạn này chưa tốt hay có thể là do các doanh nghiệp e dè sử dụng dịch vụ này như phân tích ở trên. Tuy nhiên, Techcombank đã cải thiện được tình trạng này trong năm 2015, số lượng khách hàng tăng lên 2.433 khách hàng (tương ứng với mức tăng 21,34% so với năm 2014).

Tuy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh có suy giảm trong hai năm 2013, 2014 nhưng số món bảo lãnh lại không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn 2012 - 2015. Năm 2013, số món bảo lãnh phát hành là 23.170 món, tăng 18,07% so với năm 2012; con số này năm 2014 là 27.241 món (tăng 17,57% so với năm 2013) và tiếp tục tăng 31,17% lên 35.732 món trong năm 2015. Điều này thể hiện chất lượng dịch vụ bảo lãnh mà Techcombank cung cấp cho khách hàng cũng như các dịch vụ hậu mãi rất tốt; vì tuy số lượng khách hàng có sự suy giảm trong hai năm 2013, 2014 nhưng số món bảo lãnh lại gia tăng lớn, cho thấy những khách hàng truyển thống đã có hoạt động bảo lãnh lâu năm tại Techcombank lại có tần suất sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc tăng số món bảo lãnh qua các năm trong khi doanh số bảo lãnh giai đoạn 2012 - 2014 có xu hướng giảm xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tình hình kinh tế - xã hội diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp khi ký kết các hợp đồng kinh tế e ngại gặp rủi ro, vì thế nhu cầu bảo lãnh vẫn tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, các chủ thể trong hợp đồng kinh tế

vẫn dè dặt với các hợp đồng có giá trị lớn mà thường ưa thích các hợp đồng giá trị nhỏ, dẫn đến giá trị một món bảo lãnh nhỏ, cho nên dù số món bảo lãnh tăng nhưng doanh số bảo lãnh vẫn giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w