Ngân hàng là một định chế tài chính trong nền kinh tế. Vì vậy, mọi hoạt động kinh doanh đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, theo định hướng phát triển nền kinh tế của chính phủ và chịu sự chi phối rất lớn của môi trường pháp lý và môi trường kinh tế xã hội. Dưới đây là một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động bảo lãnh của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói riêng.
3.3.1.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng trong hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường trong nước, trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh, vì khi đó thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trên phạm vị toàn cầu. Vì vậy, sự giúp đỡ của Chính phủ là rất cần thiết.
Năm 2016 là một năm đầy thách thức với doanh nghiệp Việt Nam khi Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập. Hội nhập ASEAN, tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy cạnh tranh, đối tác của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính, sự kết hợp, giao thoa giữa các thị trường, tiếp cận với nền kinh tế, tài chính ổn định, bền vững sẽ nâng tầm thị trường vốn và tiền tệ của Việt Nam. Tuy nhiên hòa nhập trong tư thế của nước chưa phát triển, còn đầy bất ổn là một thách thức to lớn đối với sự tồn tại của Doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn
bị kĩ càng và có tiến trình nắm bắt, hội nhập, tận dụng nguồn lực hợp lý, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm và hòa tan.
Mặt khác, tháng 10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu từ các quốc gia thành viên, được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, tuy nhiên cũng sẽ mang đến không ít thách thức đối với nền kinh tế. Do mức độ mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam còn thấp, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thé giới với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại là thách thức do hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nội địa trong hội nhập, Chính phủ vận động sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Qũy tiền tệ quốc tế, Phòng thương mại quốc tế,... hỗ trợ các ngân hàng trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào làm nghiệp vụ quản lý.
3.3.1.2. Xây dựng một hành lang pháp lý lành mạnh cho hoạt động bảo lãnh và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục xây dựng tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với các điều kiện thực tế.
Bên cạnh việc xây dựng và tạo lập hành lang pháp lý lành mạnh cho hoạt động bảo lãnh thì cơ quan nhà nước cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Mặc dù khu vực doanh nghiệp hiện đóng góp tới 60% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) và trở thành một bộ phận quan trọng, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế của cả nước cũng như của từng địa phương. Song, trên thực tế, số liệu thóng kê liên quan đến khu vực doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, sai sót. Hiện nay, vẫn còn tình trạng các đơn vị kinh doanh đính chính báo cáo tài chính đã công bố, việc minh bạch hóa thông tin tài chính vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vưa và nhỏ. Chính những tác nhân này làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, các đối tác kinh tế; mặt khác, các ngân hàng cũng phải tăng cường công tác thẩm định BCTC của doanh nghiệp dẫn đến tăng chi phí thẩm định, giảm hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần có cơ chế quản lý tốt các doanh nghiệp này, nhằm giảm tình trạng các công ty ảo, công ty ma, công ty làm ăn yếu kém, là kênh thông tin hữu hiệu để ngân hàng tham khảo thông tin và đưa ra quyết định cấp hạn mức đúng đắn và quản lý các khoản bảo lãnh hiệu quả hơn.
3.3.1.3. Ồn định môi trường kinh tế vĩ mô, chính trị - xã hội
Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng hướng. Tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, ổn định cho các đơn vị kinh tế hoạt động. Đây là điều kiện quan trọng để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng phát triển mạnh mẽ, bởi hoạt động ngân hàng có liên quan tới tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Điều này còn đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế thị trường mở, có sự đan xen của nhiều quan hệ kinh tế phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều của quan hệ kinh tế như hiện nay. Thực hiện công khai hóa thông tin kinh doanh bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và công bố rộng rãi những thông tin cần thiết, điều này làm lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh nói riêng và công tác đánh giá năng lực kinh doanh của ngân hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong năm 2014, tình hình căng thẳng trên biển Đông cũng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế nước ta; bạo động, bất ổn chính trị,... dẫn đến việc kinh doanh giảm sút của các doanh nghiệp trong nước; các hoạt động đầu tư, dự án đấu thầu của các doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta cũng giảm sút. Do vậy, Nhà nước và Chính phủ cần có cần có những chính sách thích hợp để đảm bảo chính trị - xã hội ổn định, giúp tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các hợp đồng xuất nhập khẩu lớn,.. .góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà nói chung và phát triển hoạt động bảo lãnh nói riêng.