Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 72 - 74)

Trong bất kỳ một ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh nào thì yếu tố nhân lực luôn đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công của ngành nghề, lĩnh vực

kinh doanh đó. Và đối với ngành ngân hàng cũng vậy, công tác đào tạo cán bộ ngân hàng luôn là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu quyết định sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất, tư cách đạo đức của cán bộ ngân hàng

sẽ tác động đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng; đặc biệt hơn là đối

nghiệp vụ bảo lãnh, cán bộ tín dụng phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp phỏng vấn, thu thập thông tin từ khách hàng, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án thì

chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng phải đặt lên hàng đầu. Để chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh có hiệu quả, vai trò của cán bộ thực hiện bảo lãnh và ban quản lý, lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ không chỉ nắm vững nghiệp vụ

chuyên môn mà còn phải có đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao.

Tuy nhiên, việc mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ bảo lãnh chỉ là biện pháp tạm thời; về dài hạn, để thực hiện tốt, ngân hàng cần tập trung trên các phương diện sau:

- Xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Tiếp tục triển khai và thực hiện các chương trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài.

- Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên bảo lãnh về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng, hội thảo giữa các chi nhánh và hội sở để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, cụ thể:

Đối với cán bộ quản lý, Techcombank cần thường xuyên tổ chức hoặc cử tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao và kỹ năng quản lý, điều hành như: phân tích và đánh giá tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản nợ và có, quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản lý sự thay đổi, kỹ năng đánh giá nhân viên, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh,... nhằm bổ sung các kiến thức nâng cao và kỹ năng bổ trợ cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phương pháp đòa tạo cần được đa dạng hóa nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tham gia.

Đối với cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, Techcombank cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhằm mục đích tạo nguồn nhân sự dự trữ, quy hoạch cán bộ nguồn đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của Techcombank đồng thời tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên có năng lực của ngân hàng. Techcombank cần tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ nâng cao để được hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm từ những người dày kinh nghiệm. Các chương trình này cần được tổ chức thường xuyên trên phạm vi rộng như: nâng cao nghiệp vụ tín dụng, pháp luật trong kinh doanh ngân hàng, kỹ năng bán hàng qua điện thoại, kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống, kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, định giá tài sản,.

Đối với cán bộ là nhân viên tân tuyển, chưa có nhiều kinh nghiệm, Techcombank chú trọng cho tham gia các chương trình đào tạo hội nhập, nhằm cung cấp cho người lao động các kiến thức chung, tổng quan về Techcombank như: qua

trình xây dựng và phát triển, tầm nhìn, chiến lược, văn hóa doanh nghiệp, kiến thức về các sản phẩm dịch vụ, thủ tục hành chính, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của từng vị trí,...; bố trí cán bộ có kinh nghiệm lâu năm kèm cặp và huấn luyện các cán bộ trẻ nhằm giúp cho người mới tuyển hội nhập nhanh và làm quen với văn hóa của Techcombank.

- Tổ chức các lớp học giao lưu, lớp học chéo về nghiệp vụ bảo lãnh như nhân viên bảo lãnh cũng cần biết về thanh toán quốc tế, tín dụng để có cái nhìn tổng quan về nghiệp vụ và để có thể phối hợp ăn ý giữa các phòng ban.

- Song song với công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, Techcombank vẫn phải chú trọng tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho các cán bộ ngân hàng để họ thực sự trở thành những cán bộ giỏi và có ý thức, trách nhiệm cao trong công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 72 - 74)