Để phát triển hoạt động bảo lãnh trong toàn hệ thống, Techcombank cần đưa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình bảo lãnh, đồng thời đưa ra chính sách phát triển bảo lãnh trong từng thời kì cho phù hợp với tình hình kinh tế chung, bổ sung các loại bảo lãnh mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Techcombank cần tính toán chính xác và đưa ra hạn mức phê duyệt hợp lý, phù hợp với quy mô của từng chi nhánh, giúp các chi nhánh có thể tận dụng tối đa thời cơ kinh doanh và đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng đến giao dịch. Đồng thời, hỗ
trợ các chi nhánh trong hoạt động kinh doanh hàng ngày như quy định thời gian giải quyết các hồ sơ bảo lãnh vượt thẩm quyền chi nhánh, xem xét các trường hợp bảo lãnh không theo quy định của ngân hàng.
Ngân hàng cũng cần chú trọng công tác tuyển dụng, đảm bảo tuyển dụng công khai minh bạch. Techcombank cũng nên hỗ trợ về mặt kinh phí trong công tác đào tạo trình độ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề: thẩm định tín dụng, bảo lãnh thanh toán quốc tế,... Cần có sự quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố như kinh nghiệm, năng lực chuyên môn để khuyến khích các cán bộ không ngừng nâng cao trình độ, hiều biết của mình. Bên cạnh đó, chính sách lương, thưởng theo hướng công minh và thực sự có tính khuyến khích, răn đe sẽ giúp tăng năng suất lao động của nhân viên ngân hàng, phát huy đầy đủ nguồn lực về con người.
Mặt khác, hỗ trợ tài chính trong việc cải thiện môi trường làm việc, cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ khoa học cho ngân hàng và đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều Techcombank cũng cần chú trọng đến. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt là hoạt động bảo lãnh, phát triển đội ngũ nhân viên gắn bó lâu dài với môi trường làm việc của ngân hàng.
Ngoài ra, đối với mọi hoạt động thì công tác quản lý, kiểm soát của bộ phận cấp trên đối với bộ phận bên dưới là rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát
nội bộ cũng sẽ giúp cho các chi nhánh, phòng giao dịch chấp hành việc thực hiện theo đúng quy định hơn; phát hiện kịp thời các sai phạm để có biện pháp giải quyết đúng đắn.
Techcombank cần tăng cường kiểm tra, quản lý đồng bộ các khâu từ xem xét, phê duyệt
đến quản lý sau phát hành một món bảo lãnh. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện định kì hoặc đột xuất hoạt động của các chi nhánh. Ngoài ra cần thành lập một bộ phận chuyên môn đánh giá, kiểm tra các hồ sơ bảo lãnh, tạo sự chuyên môn hóa, đảm bảo 100% hồ sơ được kiểm tra, tránh tình trạng sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh; cần triệt để xử lý các sai phạm ngay khi phát hiện.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng cần quan tâm, chú trọng việc mở rộng quan hệ với các NHTM khác, tích cực quảng bá thương hiệu, hình ảnh để nâng cao uy tín, khẳng định vị thế của ngân hàng trong hệ thống các NHTM cũng như trong lòng người sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Từ những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh ở chương I cùng với thực trạng, những đánh giá về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ở chương II, chương III của khóa luận đã đề cập đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày những định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Techcombank và định hướng của hoạt động bảo lãnh nói riêng trong thời gian tới.
Thứ hai, trình bày những giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước, với Ngân hàng Nhà nước và với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh phát triển.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam trong giai đoạn mới, có thể thấy vai trò của bảo lãnh ngân hàng là không thể phủ nhận. Đó chính là công cụ để tăng tính bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động và rủi ro cao như hiện nay. Dù không có một lịch sử phát triển lâu đời như cho vay, song bảo lãnh ngân hàng cũng đang từng bước dần khẳng định vị trí của mình. Phát triển hoạt động bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, tăng tỷ trọng nguồn thu và nâng cao khả năng chuyển đổi cho ngân hàng. Nhưng sự phát triển ấy phải được dựa trên nền tảng phát triển bền vững, đảm bảo sự ổn định và an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng bảo lãnh, cũng giống như các nghiệp vụ ngân hàng khác, luôn phải được đặt lên hàng đầu mỗi khi ngân hàng ra bất kì quyết định nào.
Với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam như hiện nay, phát triển hoạt động bảo lãnh nói riêng và các hoạt động kinh doanh nói chung là một trong những chiến lược giúp Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam khẳng định vị thế và khả năng cạnh tranh của mình.
Bằng những cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn ThS. Vũ Hải Yến và anh chị, ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện nhận thức về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng để hoàn thiện bài khóa luận này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng thu thập số liệu cần thiết, bài khóa luận không thể không tránh khỏi những thiết sót và cần phải được nghiên cứu tiếp. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ ngân hàng tại Techcombank.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo:
1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương,
nhà
xuất bản thống kê năm 2011.
2. Tập thể giảng viên Học viện Ngân hàng: Tài liệu học tập Tài trợ thương mại quốc tế,
2014
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về Bảo lãnh ngân hàng, ngày 25/06/2015.
4. Tường Vi (2012), Bảo lãnh ngân hàng bước vào cuộc sàng lọc mới,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/
5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam từ năm 2012 đến 2015.
6. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2012 đến 2015. 7. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu từ năm 2012 đến 2015.
8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội từ năm 2012 đến 2015.
19. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2016): Hướng dẫn số 0027/2016/HD ngày 02/02/2016 về Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng dành cho khách hàng
doanh nghiệp.
10. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2015): Quy trình số 0228/2015/QT ngày 09/10/2015 về Cho vay và bảo lãnh khách hàng doanh nghiệp tại Khối ngân hàng bán buôn.
11. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2015): Quy trình số 0007/2015/QĐ ngày 09/01/2015 về Kiểm tra, kiểm soát sau vay/ bảo lãnh đối với khách
hàng thuộc khối KHDN.
12. Luật Dân sự Việt Nam 2005 13. Luật các tổ chức tín dụng 2010
14. Luận văn thạc sĩ và khóa luận của các khóa trên
15. http://vietstock.vn/2013/09/vu-agribank-bao-lanh-tin-thu-hang-tram-ti-dong-o-
tphcm-co-dau-hieu-hinh-su-1351-315869.htm
II. Các website
1. Cổng thông tin điện tử NHNN: http://www.sbv.gov.vn/
2. Trang web của Techcombank: https://www.techcombank.com.vn/
3. Trang web của MB: https://www.mbbank.com.vn/
4. Trang web của ACB: http://acb.com.vn/