Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 82 - 83)

3.3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh cũng như các hoạt động khác của ngân hàng, cần có một hành lang pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ở Việt Nam còn thiếu, chưa thống nhất, các văn bản chỉ mới đề cập đến bảo lãnh một cách chung chung, chứ chưa có bộ luật điều chỉnh cụ thể. Do đó, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, cần thiết, đảm bảo an toàn trong các giao dịch bảo lãnh.

Mặt khác, trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Việc tăng cường hợp tác quốc tế một mặt mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển đất nước, nhưng mặt khác lại đặt ra yêu cầu phải tuân thủ các cam kết quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ ổn định mà còn phải phù hợp với các thông lệ quốc tế, tránh tình trạng các văn bản quy định về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bị vô hiệu khi bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia giao dịch này.

Ngoài ra, các quy định pháp luật có liên quan giáp tiếp đến hoạt động bảo lãnh như quy định giao dịch đảm bảo, định kỳ giao dịch đảm bảo, quy định về cấp các giấy tờ

sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh,.. .cũng cần được hoàn chỉnh. Cần có sự điều phối bộ ngành liên quan, cùng với NHNN thống nhất, cùng nhau phối hợp để tạo điều kiện pháp lý tốt nhất cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển.

3.3.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng

Để công tác thanh tra, giám sát hệ thống tổ chức tín dụng được toàn diện, đúng quy định pháp luật, hiệu quả cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, hoàn thiện tiêu chí quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, tăng cường giám sát và kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, bảo đảm an toàn hệ thống cần được quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước.

kịp thời các quy phạm về quy chế bảo lãnh, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy trình độ của cán bộ thanh tra cũng cần được cải thiện thường xuyên, đạo đức nghề nghiệp luôn phải được đề cao. Các hoạt động thanh tra phải đảm bảo không cản trở hoạt động của NHTM.

3.3.2.3. Hỗ trợ các NHTM trong khai thác thông tin và định hướng, tư vấn cho các NHTM

NHNN cần hợp tác hơn nữa với các cơ quan chức năng hỗ trợ các NHTM trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng, giúp các ngân hàng có được thông tin cần thiết, độ chính xác cao phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá tình hình hoạt động, năng lực cuẩ doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, NHNN cần có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Các biện pháp này sẽ đi từ khuyến khích và đi dần đến bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ.

Đồng thời, NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM. Vai trò định hướng thể hiện thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro. Vai trò tư vấn thể hiện thông qua việc đứng ra trả lời đầy đủ, chính xác các vướng mắc kiến nghị mà ngân hàng không đủ khả năng, điều kiện giải quyết; qua đó giúp các ngân hàng tháo gỡ khó khăn, tiếp tục phát triển hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, trong đó có hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 82 - 83)