Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 31)

Ở đây nhân tố chủ quan được xét đến ở hai chủ thể có liên quan đến hoạt động tín dụng là ngân hàng và các DNNVV.

Từ phía các ngân hàng

• Về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Đây là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ mọi khía cạnh hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Ngân hàng phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng hướng, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường thì mới có những hành động đúng đắn, hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tùy theo chiến lược đã đề ra, ngân hàng xây dựng lên các kế hoạch hành động phù hợp, có thể kể đến những kế hoạch kinh doanh có tầm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tín dụng như: kế hoạch huy động vốn, tăng trưởng tín dụng,...

• Về chính sách tín dụng cho các DNNVV

Mỗi NHTM đều xây dựng cho riêng mình một bộ chính sách tín dụng riêng, phản ánh “khẩu vị” bản sắc của ngân hàng, là định hướng chung cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, quyết định việc hoàn thành mục tiêu an toàn cũng như lợi nhuận của ngân hàng, bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách về sản phẩm, tài sản đảm bảo, chính sách về phí, lãi suất,. Khi ngân hàng có bộ chính sách tín dụng linh hoạt, chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ là kim chỉ nam cho các cán bộ tín dụng thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, tuân thủ nghiêm túc các quy định, chính sách của nhà nước. Nhưng một chính sách tín dụng thiếu thống nhất, tồn tại nhiều sai lầm sẽ gây ra những quyết định tín dụng sai gây ra rủi ro tín dụng do những kẽ hở cho người sử dụng vốn.

• Về quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm các bước cụ thể mà tại mỗi bước đó mỗi bộ phận của ngân hàng phải làm gì từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho đến khi ra quyết định, giải ngân thu nợ và thanh lí hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng ảnh hưởng đến hành động của mọi đối tượng tham gia của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khách hàng vì thế để hoạt động cấp tín dụng được thúc đẩy thì đòi hỏi ngân hàng phải tạo ra

một quy trình gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với điều kiện của các DNNVV. Một quy trình tín dụng chuyên biệt cho các DNNVV sẽ giúp hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời hạn chế được các thủ tục, giấy tờ rườm rà, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng cũng như khách hàng.

• Về đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người luôn là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng. Đội ngũ cán bộ ngân hàng được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cao sẽ thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả. Mặt khác, nhân viên ngân hàng, đặc biệt là các nhân viên đảm nhiệm vị trí tín dụng cần có hiểu biết rộng về các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội để có cái nhìn đánh giá chính xác về khách hàng, từ đó có thể đưa ra quyết định cho vay phù hợp, đồng thời dễ dàng giúp ngân hàng thiết lập và duy trì mối quan hệ với tốt với các khách hàng hiện hữu cũng như các khách hàng tiềm năng. Ngược lại, một bộ máy với những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức, năng lực sẽ không thể tránh khỏi tình trạng nhìn nhận, đánh giá sai và điều tất yếu là đưa ra những quyết định sai lầm gây rủi ro khôn lường cho kết quả kinh doanh cũng như danh tiếng của ngân hàng.

• Về hệ thống thông tin tín dụng

Khi ngân hàng xây dựng được một hệ thống hữu hiệu, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn, đề phòng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

• Về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong suốt quá trình cung cấp một món vay, kiểm soát tín dụng là công việc cần thiết phải làm thường xuyên, giúp ngân hàng tránh được rủi ro và đề ra các biện pháp xử lí kịp thời. Công tác kiểm soát nội bộ không chỉ được thực hiện đối với các khách hàng trước, trong và sau khi cho vay mà còn thực hiện với chính bản thân ngân hàng ở các quy trình cho vay cũng như quản lí vốn để loại trừ tối đa các rủi ro đạo đức có thể xảy ra do chính cán bộ trong ngân hàng, gây thất thoát tài sản và giảm uy tín của ngân hàng.

Từ phía các DNNVV

Các ngân hàng sẽ không bao giờ mạo hiểm bỏ vốn của mình vào một khách hàng không có uy tín hoặc đang có dấu hiệu giảm sút uy tín, hạn chế về khả năng tài chính. Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, trung thực thì sẽ tạo được niềm tin cho ngân hàng, tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

• Tính khả thi của các phương án, dự án kinh doanh

Ngân hàng luôn quan tâm đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính khả thi của các đề xuất này mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng quyết định rât nhiều đến khả năng trả nợ gốc, lãi của khách hàng vì phương án vay vốn sẽ cho thấy kế hoạch của doanh nghiệp trong việc dự định sử dụng vốn, dòng tiền vào ra trong từng thời kì của dự án. Dự án càng khả thi thì càng tăng sức thuyết phục đối với ngân hàng.

• Thiện chí và tính trung thực trong cung cấp thông tin

Đây là yếu tố quyết định xem ngân hàng có thẩm định được hồ sơ vay vốn chính xác hay không, nhất là khi thông tin mà ngân hàng có được còn hạn chế, các DNNVV chưa niêm yết nên các thông tin công khai trên các phương tiện thông tin còn ít. Doanh nghiệp có tính trung thực và hợp tác cao sẽ được đánh giá cao hơn trong quá trình ngân hàng quyết định có cấp tín dụng hay không.

• Hiểu biết của doanh nghiệp về thủ tục quy chế cho vay

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp xuất phát từ chính sự hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách tín dụng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp do còn e ngại thủ tục ngân hàng rườm rà, phức tạp mà lại chuyển sang lựa chọn các hình thức tín dụng không chính thức. Phần lớn các DNNVV còn thiếu chuyên nghiệp, không đáp ứng đủ các hồ sơ thủ tục theo yêu cầu dẫn đến ngân hàng nghi ngờ trình độ của doanh nghiệp và hạn chế cho vay.

1.3 KINH NGHIỆM QUÓC TẾ VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế

Thời gian vừa qua đã thế giới đã chứng kiến rất nhiều các quốc gia và khu vực có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc mà một trong những yếu tố làm nên thành công của họ chính là những chính sách đầu tư cho phát triển các DNNVV (cụ thể là thúc đẩy đầu tư cho DNNVV thông qua kênh ngân hàng), khóa luận đi nghiên cứu về

3 quốc gia điển hình trong khu vực Châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan - có vị trí địa lí khá gần gũi với Việt Nam với những điểm chung trong văn hóa cũng nhu điều kiện kinh tế xuất phát điểm, đồng thời cũng là các quốc gia có mối quan hệ kinh tế mật thiết với Việt Nam để có cái nhìn dễ dàng và tính ứng dụng cao hơn cho Việt Nam.

1.3.1.1 Nhật Bản

Thập niên 50- 60 của thế kỉ truớc, cả thế giới đã phải kinh ngạc truớc sự thay đổi “thần kì” của Nhật Bản với tốc độ tăng truởng kinh tế chua từng có và nguời ta đã phải nghiên cứu nhiều hơn về nền kinh tế nuớc này. Một trong những yếu tố làm nên một nền kinh tế tăng truởng ổn định trong nhiều năm nhu vậy là nhờ vào chiến luợc đầu tu cho phát triển các DNNVV- thành phần kinh tế có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của thị truờng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp. Trong thời gian đó, hàng loạt các chính sách về nhiều mặt đã đuợc ban hành đề cập đến các vấn đề nhu:

Hiện đại hóa các DNNVV

Hiện đại hóa thể chế quản lí DNNVV Tu vấn cho các DNNVV

Các giải pháp về tài chính cho các DNNVV

Trong đó quốc gia này chú trọng công tác hỗ trợ tài chính cho các DNNVV vuợt qua khó khăn thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các TCTD công cộng, tạo điều kiện cho DNNVV vay vốn qua TCTD tu nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, tại nuớc này còn có 3 tổ chức tài chính công lập là công ty tài chính DNNVV, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoko Chukin do chính phủ thành lập tài trợ toàn bộ hoặc một phần vốn cho các DNNVV đổi mới thiết bị, máy móc và hỗ trợ vốn luu động dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

1.3.1.2 Đài Loan

Đài Loan với đặc thù là một nền công nghiệp đuợc tạo nên bởi hầu hết các DNNVV với 96% là các DNNVV, tạo ra 40% sản luợng công nghiệp, 50% giá trị xuất khẩu và hơn 70% việc làm vì vậy các DNNVV luôn đuợc hỗ trợ lớn về công nghệ, nghiên cứu, đào tạo... đặc biệt là các hỗ trợ về tài chính. Bao gồm:

- Các gói vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất quy định của ngân hàng, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, yêu cầu các ngân hàng phải tăng tỉ lệ cung cấp tài chính cho các DNNVV, tạo điều kiện để các DNNVV đuợc tiếp cận gần hơn với ngân hàng. Đồng thời còn có các chuyên gia tu vấn giúp cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng hơn.

- Lập ra các quỹ phát triển DNVVN để cung cấp vốn cho DNNVV qua hệ thống ngân hàng nhu: quỹ Sino- US, quỹ phát triển DNNVV.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để chia sẻ rủi ro với các ngân hàng, từ đó giúp các ngân hàng tự tin hơn khi cung cấp vốn cho các DNNVV.

1.3.1.3 Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Trung Quốc lần luợt vuợt qua Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều nhà kinh tế học còn dự đoán, có thể trong thời gian tới Trung Quốc còn vuợt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Mỗi năm nền kinh tế này tăng truởng với tốc độ hơn 10% hàng năm, một trong những đóng góp to lớn chính là các DNNVV với tốc độ tăng truởng vuợt bậc.

Chính phủ và Ngân hàng trung uơng Trung Quốc đã có sự quan tâm đúng mực và đề ra chính sách hợp lí trong việc mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV. Điểm khác biệt trong việc hỗ trợ tài chính mà Ngân hàng phát triển Trung Quốc thực hiện là ngân hàng sẽ hỗ trợ tài chính còn nguồn vốn này sẽ đuợc từng địa phuơng phân phối tới từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại Trung Quốc còn có một tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Với các biện pháp này chính phủ Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm một cách toàn diện trong lĩnh vực tín dụng DNNVV.

1.3.2 Bài học cho Việt Nam

Qua những tìm hiểu về các giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với các DNNVV nhằm thúc đẩy tăng truởng tín dụng cho khu vực thị truờng đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đáng luu ý có thể ứng dụng tại Việt Nam nhu sau:

Thứ nhất, việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN để đảm bảo sự tin tuởng cho các ngân hàng là vô cùng cần thiết. Nguồn vốn của quỹ này có thể do ngân sách nhà nuớc cấp hoặc kết hợp với sự chung tay của các ngân hàng, tổ

Trong chương I, khóa luận đã đưa ra một cái nhìn chung nhất về những cơ sở lí

luận về DNNVV và vai trò của các doanh nghiệp này, tính cần thiết của việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM nói riêng và với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Đồng thời khóa luận cũng đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tín dụng DNNVV của các ngân hàng. Đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này giúp các NHTM tìm ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bằng cách tác động vào các yếu tố đó. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm về hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ một số quốc gia trong khu vực cũng được đưa ra nhằm tìm ra những bài học hữu ích cho Việt Nam đang được triển khai hoặc có khả năng áp dụng trong tương lai.

chức tài chính, các cá nhân. Quỹ này sẽ giúp các DNNVV có thể vay vốn ngân hàng khi còn thiếu thế chấp.

Thứ hai, do tiềm lực tài chính của các DNNVV còn yếu không đủ khả năng để đầu tư một khoản lớn vào những dây chuyền máy móc thiết bị lớn, do đó các NHTM nên mở rộng giải pháp tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua hình thức cho thuê tài chính. NHTM sẽ mua máy móc, thiết bị rồi cho doanh nghiệp thuê lại, cuối kì hạn thuê doanh nghiệp có thể mua lại máy móc thiết bị đó. Cách thức này vừa giúp các doanh nghiệp có máy móc sản xuất vừa giúp ngân hàng không bị đóng băng vốn, các doanh nghiệp cũng khó sử dụng vốn sai mục đích vì chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng.

Thứ ba, chính phủ và nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với sự phát triển của DNNVV, vấn đề đặt ra hiện nay là cần thành lập các phòng ban, chương trình trợ giúp , tư vấn phát triển.

Thứ tư, các NHTM nên cải tiến quy trình cho vay, các điều kiện cho vay theo hướng đơn giản, tiện lợi hơn để giúp các DNVVN có nhiều cơ hội dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn ví dụ như các chương trình ưu đãi lãi suất hàng năm.

Hiện nay, chính phủ Việt Nam cũng đang rất nỗ lực trong công tác hỗ trợ cho các DNVVN, hàng loạt các hội nghị, diến đàn được tôt chức để tìm ra giải pháp hiệu quả hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN và đã có nhiều phản hồi tích cực từ nền kinh tế mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

Chỉ tiêu 2013 Sứ mệnh, tầm nhìn

Tổng tài sản

76.896 tỷ đồng -Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam - Sứ mệnh:

Đối với khách hàng: Vượt trội tỏng việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả.

Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông

Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng. Vị trí Ngân hàng nhóm 1 (tăng trưởng tín dụng 17% ) Vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng Lợi nhuận 82 tỷ đồng

2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam tên viết tắt là Ngân hàng Quốc tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 31)