Nhóm giải pháp về nguồn lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 86 - 89)

a) Nguồn vốn

Huy động chính là khâu đầu tiên mà ngân hàng phải thực hiện để có nguồn thực hiện hoạt động tín dụng. Nguồn vốn của ngân hàng có dồi dào thì mới đáp ứng đuợc nhu cầu vốn của khách hàng. Vì vậy làm tốt công tác huy động là vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy tăng truởng tín dụng DNNVV. Để làm đuợc điều này, VIB cần thực hiện một số biện pháp nhu: Đa dạng hóa phuơng thức huy động (ngân hàng cần mở rộng thêm nhiều hình thức huy động tiền gửi với nhiều mức lãi suất, kì hạn khác nhau để giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng của họ để luôn đảm bảo khả năng huy động đuợc mọi khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng. Ngân hàng có thể quan tâm đến một số giải pháp nhu mở một số tài khoản chuyên biệt nhu tiền gửi bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm xây nhà,... để thu hút đuợc tối đa vốn từ các tổ chức, cá nhân).

Bên cạnh đó, nhu đã nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động của VIB thì cơ cấu huy động vẫn chua thực sự cân đối khi mà nguồn huy động chủ yếu đến từ cá nhân. Ngân hàng cần có các chính sách lãi suất uu đãi với các khoản tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp tại ngân hàng. Ngoài ra để thu hút các nguồn huy động từ các doanh nghiệp thì một chính sách uu đãi lãi suất và phí đối với các khoản cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp có tài khoản thanh toán lớn tại VIB sẽ tạo sức thu hút rất lớn với các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời điểm lãi suất huy ngày càng giảm thấp giảm

sức thu hút với các cá nhân,VIB cần không ngừng củng cố mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của họ với các chế độ chắm sóc đặc biệt với nhóm các KHDN có số du tiền gửi lớn tại ngân hàng.

- Xây dựng chính sách thu hút khách hàng dài hạn: cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng chua bao giờ hết “nóng”, bất chấp những quy định về trần lãi suất của NHNN nhiều ngân hàng vẫn tìm cách lách luật để thu hút khách hàng. Tuy nhiên đó không phải là một giải pháp tốt trong dài hạn vì khách hàng sẽ ngay lập tức rời bỏ ngân hàng khi họ thấy một ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, khuyến mại hấp dẫn hơn.Vì vậy, giải pháp để thu hút khách hàng hiệu quả chính là thái độ quan tâm, nhiệt tình chăm sóc khách hàng, các uu đãi và dịch vụ đi kèm (đặc biệt các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking ngày càng phải đuợc đẩy mạnh với công nghệ hiện đại nhất).

- Đa dạng hóa các hình thức thanh toán: tổ chức các dịch vụ thanh toán nhanh, hiện đại, với chi phí thấp cũng là một cách để thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Trong một xã hội mà mọi nguời đều khá bận rộn, phải di chuyển liên tục thì các phuơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt tỏ ra rất hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay số luợng cây ATM của VIB khá hạn chế do vậy trang bị thêm máy ATM ở các địa điểm tập trung đông nguời nhu: các trung tâm thuơng mại, các khu công nghiệp, truờng đại học, bệnh viện; liên kết với cây ATM của các ngân hàng khác cũng là giải pháp để đáp ứng ngày một toàn diện hơn nhu cầu của khách hàng.

b) Con người

Nguồn lực con nguời chính là yếu tố làm nên sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để có hoạt động tín dụng phát triển điều cần thiết chính là một đội ngũ CBTD có khả năng tiếp cận khách hàng và bán hàng tốt, có trình độ khả năng thẩm định phân tích, đạo đức nghề nghiệp tốt. Vì thế ngân hàng nên tác động mạnh mẽ vào nguồn lực này để có một đội ngũ mạnh.

- Hoàn thiện khâu tuyển dụng nhân viên mới: quy trình tuyển dụng nhân viên mới cần đuợc thiết kế để giúp ngân hàng có thể chọn lọc ra những ứng viên phù hợp nhất. Truớc tiên, thông tin tuyển dụng phải đuợc thông báo rộng rãi để nhiều ứng viên biết đến, hiện nay các thông tin tuyển dụng của VIB hầu hết đều ở dạng thông tin nội bộ. Hồ sơ của cá ứng viên cần đuợc xem xét kĩ luỡng, tổ chức thi và phỏng vấn công khai,

nghiêm túc và khách quan. Ngân hàng cũng nên ưu tiên cho các sinh viên mới ra trường vì đây là đội ngũ nhân lực trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết sẽ góp phần tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ cho ngân hàng.

- Đổi mới công tác quản lí cán bộ tín dụng: VIB kiên quyết không sử dụng những cán bộ thiếu trung thực, thiếu đạo đức nghề nghiệp, chủ động áp dụng các biện pháp thường xuyên giáo dục CBTD không để cán bộ bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, vì cám dỗ của tiền mà hạ nhấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng , làm phương hại đến bản thân cũng như phương hại về kinh tế và uy tín của toàn ngành.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: công tác đào tạo cán bộ tín dụng phải phải được coi là thường xuyên, liên tục, và trên một pham vi rộng. Công tác đào tạo này cần tập trung vào một số vấn đề như hình thức đào tạo tập trung kết hợp với hình thức tập huấn tại chỗ, tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kì, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Một bộ tiêu chí về tiêu chuẩn của cán bộ tín dụng cần được xây dựng và nhật thường xuyên như “Professional Standards” với các nội dung như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, kĩ năng bán hàng, kĩ năng phân tích-thẩm định, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp,... để dựa vào đó ngân hàng vừa có cơ sở xếp loại CBNV thường kì để có chính sách thưởng phạt phù hợp vừa là mục tiêu để các CBNV không ngừng nỗ lực, phấn đấu để nâng cao trình độ, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của bản thân giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của ngân hàng- nhân tố vô cùng quan trọng làm nên sự thành công của một doanh nghiệp nói chung và VIB nói riêng.

Trong những tháng đầu năm 2014, Ban nhân sự của VIB sẽ chuẩn bị tài liệu và tiến hành triển khai 4 khóa đào tạo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho nhân sự kinh doanh KH DNNVV với các nội dung như: giới thiệu về VIB cho nhân viên mới, đào tạo về sản phẩm dịch vụ và chính sách, quy định quy trình của VIB, đào tạo kĩ năng bán hàng, kĩ năng quản trị rủi ro.

- Đổi mới chính sách đãi ngộ, khen thưởng cho các cán bộ tín dụng, thực hiện chế độ đi đôi với chế tài: trong điều kiện cơ chế thị trường thì một chính sách đãi ngộ hợp lí về tiền lương, tiền thưởng càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì chính nhờ những chính sách đó sẽ khuyến khích các cán bộ cống hiến nhiều hơn, chịu áp lực nhiều hơn do công viêc mang tính rủi ro cao hơn. Các CBTD sẽ phát huy được khả năng và nhiệt tình lâu dài của mình. Đồng thời một cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh cũng sẽ tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

c) Công nghệ

Trong ngắn hạn, khối KHDN sẽ sử dụng các thông tin báo cáo do hệ thống hiện hành cung cấp và cải thiện dần tính chính xác và đầy đủ của việc nhập liệu thông tin khách hàng để tăng độ chính xác của các báo cáo lập thủ công hiện nay.

Trong trung hạn, khối KHDN cần hỗ trợ công tác lập báo cáo bằng các hệ thống tự động hóa hơn như Business Intelligence (BI), hệ thống quản trị khách hàng (CRM), hệ thống khởi tạo khoản vay (LOS) và nâng cấp hệ thống kế toán phục vụ cho việc truy vấn thông tin và lập báo cáo chi tiết theo giao dich và theo khách hàng. Ngân hàng cũng đầu tư cho hệ thống IT và các báo cáo MIS trong tương lai bao gồm:

- Hệ thống thẩm định tín dụng cho KH DNNVV: xây dựng quy trình xử lí kinh doanh bao gồm trình tự các công việc sẽ được thực hiện như thế nào khi một phân khúc KHDN mới được phát triển. Hệ thống này cần được cập nhật liên tục theo định hướng phân khúc KH DNNVV và tính đến các giải pháp hệ thống phát triển cùng với LOS và CRM.

- Hệ thống hỗ trợ việc phát triển và marketing sản phẩm: hệ thống cần thiết kế cho phép phát triển được sản phẩm mới với các chức năng cạnh tranh, giảm bớt việc theo dõi thủ công và giảm thiểu rủi ro vượt hạn mức hoặc quá hạn thanh toán.

- Hệ thống quản trị hoạt động kinh doanh: hệ thống quản trị cần phát triển thành trực tuyến hoặc dưới dạng báo cáo cho phép người sử dụng (các đơn vị kinh doanh) đo lường được tình hình của các khoản vay, sản phẩm, tình hình hoạt động kinh doanh so với kế hoạch (dư nợ, huy động, thu thuần, chi phí,...).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 86 - 89)