Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 95 - 96)

Thứ nhất, ngân hàng nên xây dựng một chiến luợc nghiên cứu thị truờng riêng đối với khách hàng là các DNNVV, hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng phù hợp với loại hình doanh nghiệp này, hệ thống này cần đơn giản, linh hoạt, coi trọng vào tính khả thi của phuơng án, dự án kinh doanh, các yếu tố liên quan đến nguời quản lí của doanh nghiệp (độ tín nhiệm, năng lực quản lí, khả năng về tài chính, triển vọng phát triển...) hơn là chỉ quan tâm tới các chỉ số tài chính bởi các chỉ số này phần nào còn nhiều điểm chua chính xác, ngày nay các ngân hàng đang huớng tới xu huớng xếp hạng tín dụng theo cả hai tiêu chí định tính và định luợng (yếu tố định luợng đang ngày càng đuợc coi trọng nhờ vào tính phản ánh sát thực của nó).

Thứ hai, ban hành và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hoạt động cho vay đối với các DNNVV. Trong đó, cần ban hành quy trình cho vay đối với từng đối tuợng DNNVV bên cạnh quy trình cho vay doanh nghiệp nói chung, cùng với chính sách uu đãi cụ thể để truyền tải chủ truơng uu tiên DNNVV. Xây dựng các mô hình cho vay theo một chuẩn mực nhất định, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các DNNVV nhu tỷ lệ cho vay trên TSBĐ, hệ thống chấm điểm tín dụng,.. Việc xây dựng mô hình chuẩn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các CBTD trong việc đua ra quyết định cho vay, không chỉ phụ thuộc vào hoạt động cho vay với các khách hàng truyền thống và uy tín cao.

Thứ ba, hoàn chỉnh, tăng cuờng hiệu lực của hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, kết nối với hệ thống thông tin tín dụng của NHNN để cung cấp cho các chi nhánh, phòng giao dịch, TTKD khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Nên thành lập một bộ phận luu trữ các thông tin giao dịch của các khách hàng (thuờng xuyên cập nhật thông tin về DNNVV, xếp hạng các DNNVV tại ngân hàng).

Thứ tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để hiện đại công nghệ, nâng cao vị thế của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần tăng cường các hỗ trợ về nghiệp vụ, mở các khóa đào tạo kiến thức để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các TTKD để tiếp thu các đóng góp từ cơ sở, các sáng kiến từ đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ tích cực cho quá trình hoạch định chiến lược của ngân hàng sao cho sát với tình hình thực tiễn nhất.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh trong toàn hệ thống. Việc kiểm tra nhằm đảm bảo cho công tác thanh tra thường xuyên giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, ghi nhận những khó khăn để cùng các chi nhánh tháo gỡ, xử lí, đối phó trước những biến động của thị trường.

Thứ sáu, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thông tin với các DNNVV để hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và các DNNVV. Thông qua các buổi hội thảo, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng, ngân hàng có thể nắm vững được những ưu thế cũng như khó khăn, điểm yếu của doanh nghiệp để có những chính sách phù hợp.

Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của trung tâm chăm sóc khách hàng để đáp ứng kịp thời những khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần tăng cường các mối quan hệ, liên kết với các Hiệp hội DNNVV, hiệp hội doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp làng nghề,... để nắm bắt thông tin của khách hàng một cách đầy đủ nhất, dự báo chính xác hơn tình hình trong tương lai, tạo ra mối quan hệ qua lại giữa ngân hàng và các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 95 - 96)