Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 46 - 50)

Trong thời kì ngành ngân hàng đang rất cạnh tranh, huy động vốn đã khó làm sao sử dụng nguồn vốn ấy hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng lại là một thử thách không hề nhỏ. Điều này đòi hỏi phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ phận trong ngân hàng từ các cán bộ tín dụng, đến nguời ra quyết định, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ,... với một hệ thống quy trình chặt chẽ, linh hoạt để từ đó đua ra đuợc một quyết định cấp tín dụng chính xác và thu hồi đuợc nợ khi tất toán khoản vay.

Giống nhu hầu hết các ngân hàng khác trên thị truờng, lãi từ hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất tạo ra nguồn thu nhập cho VIB để đáp ứng chi trả cho các khoản chi phí nhu: trả lãi tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.4: Dư nợ TD theo kì hạn của VIB giai đoạn 2011- 2013

TD ngắn hạn 27.067 19.864 19.212 -7.203 -26,61 -652 -3,28 TD trung hạn 4.720 6.787 7.35 7 +2067 +43,79 +570 +8,4 TD dài hạn 11.774 7.284 8.66 9 -4490 -38,13 + 1385 +19,01

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo ngành nghề tại VIB 2011- 2013

2011

■ Nông, lâm nghiệp

■ Thương mại, sản xuất, chế biến

— Xây dựng

■ Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc

■ Khác

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB 2011- 2013

Với diễn biến chung trong hoạt động kinh doanh của VIB, hoạt động tín dụng cũng biến động theo cùng một xu hướng giống như hoạt động huy động: dư nợ tín dụng năm 2011, 2012 giảm liên tục so với năm 2010 và đang phục hồi dần vào năm 2013 theo tiến trình phục hồi của nền kinh tế và nhờ vào tác động của các chính sách của bản thân ngân hàng. Điều đáng chú ý trong định hướng kinh doanh tín dụng của VIB

từ 2012 trở lại đây đó là “Tam giác chiến lược”: Quản trị tăng trưởng- Quản trị rủi ro- Quản trị hiệu quả, cho thấy định hướng hoạt động tín dụng của VIB hiện nay là đảm bảo một quá trình tăng trưởng tín dụng thận trọng để phù hợp với các diễn biến phức tạp của thị trường, đảm bảo phát triển an toàn cho cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc cho ngân hàng. Vì thế thời điểm hiện nay bên cạnh phương châm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ngân hàng cũng luôn đề cao sự an toàn. Với định hướng đó thời gian qua, VIB đã tập trung cho vay đối với các lĩnh vực được ưu tiên như thương mại, sản xuất và chế biến hay thông tin liên lạc và giảm mạnh dư nợ ở nhóm khách hàng rủi ro cao như: ngành xây dựng (giảm hơn 60% liên tiếp trong hai năm 2012, 2013), ngành nông nghiệp (giảm hơn 26% trong hai năm), các điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ hơn, hạn mức tín dụng cấp thấp hơn cho cùng một tài sản bảo đảm ở giai đoạn trước...Giai đoạn 2011- 2013, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn dưới mức cho phép của NHNN (3%) ở mức 2,75% năm 2012 và 2,82% năm 2013. Các chỉ số trích lập dự phòng cao, tỷ lệ an toàn vốn cao (luôn cao hơn mức quy định của NHNN 9%), nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh.

Mặc dù tín dụng đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại với tốc độ 3,96% nhờ vào các động thái tiếp cận và mở rộng khách hàng thông qua các gói ưu đãi về lãi suất hay các gói dịch vụ trọn gói mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng tuy nhiên có vẻ như ngân hàng chỉ đạt được mục tiêu an toàn còn mục tiêu tăng trưởng chưa đạt được: Thứ nhất, về phía khách hàng cá nhân, tình hình không nhiều thay đổi khi mà các nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân vẫn chủ yếu là các nhu cầu quen thuộc như vay mua nhà, mua ô tô, vay du học, thẻ tín dụng,... mà các dịch vụ này ở các ngân hàng khác cũng khá phát triển, phạm vi hoạt động của VIB lại chưa rộng so với các ngân hàng tầm cỡ như Vietinbank hay BIDV; Thứ hai, về phía các khách hàng doanh nghiệp, khi mà các doanh nghiệp thuộc các ngành ưu tiên trên vẫn trong tình trạng sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng cắt giảm, thu hẹp hoạt động kinh doanh mà các chính sách, yêu cầu đặt ra để được cấp tín dụng của VIB nhiều khi còn quá cao khi mà các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng hiện nay chủ yếu là các DNNVV nhưng các doanh nghiệp này lại không thỏa mãn được các yêu cầu về khả năng tài chính cũng như tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 46 - 50)