THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 54)

VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.2.1 Chính sách tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

> Thay đổi các văn bản quy định qua từng giai đoạn của VIB

Các chính sách tín dụng đối với các DNNVV của VIB quy định rõ về đối tượng, nguyên tắc, các điều kiện và mức cấp tín dụng. Vì thế trong từng thời kì các chính sách này có sự thay đổi nhất định để phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế cũng như định hướng kinh doanh của ngân hàng được thể hiện rõ nét nhất ở trong bộ tiêu chí cấp tín dụng và hướng dẫn cho vay KHDN, trong đó: bộ tiêu chí cấp tín dụng của VIB đã trải qua 3 lần sửa đổi (từ bộ tiêu chí cấp tín dụng tồn tại từ năm 2011 trở về trước được thay đổi năm 2012: 5303/2012/QĐ-VIB, sửa đổi bổ sung năm 2013 bằng quyết định 1359/2013/QĐ-VIB và nay là bộ tiêu chí mới ban hành đầu năm 2014: 50/2014/QĐ-VIB. Điểm đáng chú ý ở đây chính là giai đoạn 2011-2012: từ năm 2011 trở về trước với chính sách tín dụng nới lỏng các tiêu chí cấp tín dụng cho các DNNVV vì thế cũng dễ dàng hơn, từ 2012 trở lại đây các tiêu chí ngày càng trở nên chặt chẽ hơn rất nhiều một phần do các quy định ngày càng chặt chẽ của NHNN, phần quan trọng hơn nằm ở tình hình nợ xấu của các ngân hàng đang rất đáng lo ngại. Ngoài ra, hướng dẫn cho vay KHDN của VIB luôn được cập nhật hàng năm với những thay đổi trong: phân khúc khách hàng mục tiêu, mục tiêu về giá, cấu trúc cho vay, tài sản bảo đảm, quy trình thẩm định và quản lí tín dụng cũng như mức cho vay đảm bảo hướng dẫn cho vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh, các quy định của NHNN và môi trường kinh doanh.

> Các hình th ức tín d ụng với DNVVN t ại ngân hàng TMCP Qu ố c t ế Vi ệt Nam

• Tài trợ vốn lưu động:

- Tài trợ nhanh vốn lưu động: doanh nghiệp được VIB cho vay vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của doanh

Số lượng KHDNnghiệp. Nếu khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập ngân hàng có thể cho vay 80-11.635 8.250 9.760 90% nhu cầu vốn của phương án còn khách hàng đã hoạt động lâu năm thì sẽ xem xét yêu cầu về tỉ lệ đóng góp vốn tự có của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao (như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi tại VIB), mức cho vay có thể lên tới 100% giá trị tài sản.

- Thấu chi tài khoản: Đây là hình thức tín dụng mà VIB cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình. Hình thức tín dụng này giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt kịp thời, giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh; đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần làm thủ tục như các khoản vay thông thường, do đó tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

- Vay cầm cố chứng từ có giá • Tài trợ vốn trung dài hạn:

- Vay mua ô tô 48h: phê duyệt cho vay trong thời gian tối đa 48h kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định với tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 80% gía trị xe, thời hạn vay vốn lên đến 60 tháng.

- Vay tài trợ dự án/vay trung dài hạn: ngân hàng cho vay dựa vào phương án sản xuất kinh doanh là các dự án đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp, phương thức này thường áp dụng đối với phương án vay vốn mua sắm tài sản cố định, đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ.

-Vay đồng tài trợ: VIB đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác để hỗ trợ, tư vấn một cách tối đa trên mọi phương diện cho doanh nghiệp. Khách hàng có thể rút vốn linh hoạt một lần hay nhiều lần tùy theo tiến độ của dự án.

> Quy trình cấp tín dụng cho DNNVV tại VIB

Hiện tại VIB chưa có một bộ quy trình cấp tín dụng riêng cho các DNNVV, quy trình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này vẫn tuân thủ theo quy trình 6 bước giống như quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói chung mà chủ yếu là dành cho đối tượng các doanh nghiệp lớn. Đây là điểm hạn chế rất đáng lưu ý của VIB vì điều này không những gây khó khăn cho ngân hàng trong việc triển khai thực hiện của các CBTD khi tiếp cận với các DNNVV, làm suy giảm tăng trưởng tín dụng, tồn tại nhiều rủi ro mà còn là rào cản đối với các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng khi mà họ không thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về mặt hồ sơ pháp lí, tài chính cũng như năng lực tài chính như các doanh nghiệp lớn. Từ đó các thông tin doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng dễ rơi vào tình trạng không trung thực làm gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

2.2.2 Thực trạng tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VIB

2.2.2.1 Số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước đây, hầu hết các ngân hàng đều khá e dè khi tiếp cận với các DNNVV vì tính rủi ro của phân khúc này do đó các món cho vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh hoặc doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên với sự bao phủ ngày càng rộng lớn của các DNNVV cũng như tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế, các ngân hàng đã dần thâm nhập sâu hơn vào bán lẻ mà một trong số đó chính là số lượng lớn các khách hàng DNNVV tiềm năng. Trong 3 năm trở lại đây, VIB đã không ngừng đầu tư các nguồn lực về vật chất và con người để nghiên cứu, xây dựng các chiến lược cụ thể cho tiến trình tiếp cận các DNNVV với hệ thống các sản phẩm đa dạng, phong phú và nhiều chính sách linh hoạt đối với từng khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Chính vì thế số lượng khách hàng là các DNNVV đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua.

tổng số khách hàng doanh nghiệp tại VIB trong đó số lượng khách hàng DNNVV có sự biến động trong giai đoạn 2011- 2013 tuy nhiên đang có xu hướng đi lên biểu hiện là: năm 2012 có sự giảm sút khá nhiều so với 2011 với con số 6710 doanh nghiệp (giảm 890 doanh nghiệp so với 2011) nhưng con số này đã có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2013 với mức tăng 1342 doanh nghiệp.

Năm 2012, số lượng này giảm đột ngột một phần là do môi trường kinh tế tồn tại nhiều bất ổn và đặc biệt là sự thay đổi trong mục tiêu kinh doanh của VIB với phương

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh số cho vay của VIB 112.045 100.055 110.652

Doanh số cho vay DNNVV 9.358 9.125 11.862

Tỷ trọng 8,35% 9,12% 10,72%

châm đảm bảo kinh doanh an toàn, tránh rủi ro để xây dựng một nền tảng phát triển vững chắc sau này. Do đó các điều kiện cho vay đuợc xem xét một cách chặt chẽ hơn làm giảm một số luợng lớn các DNNVV có khả năng đuợc cấp tín dụng.

Tuy nhiên đến năm 2013, thích nghi dần với những biến đổi chính sách của NHNN cũng nhu tình hình kinh tế, VIB đã đề ra hàng loạt các chiến luợc rõ ràng để tập trung phát triển cho mảng khách hàng này thể hện qua việc hàng loạt các Trung tâm kinh doanh SME riêng biệt đuợc thành lập (VIB thành lập 20 trung tâm kinh doanh SME trên cơ sở thành lập mới và chuyển đổi một số trung tâm kinh doanh KHDN hiện hữu: 9 trung tâm ở miền Bắc, 11 trung tâm ở miền Nam), cùng với đó là sự thay đổi bộ máy quản lí với đội ngũ cán bộ quản lí có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực này nhu: các cán bộ tại phòng phát triển sản phẩm tại hội sở đuợc uu tiên giữa vị trí quản lí tại các trung tâm SME mới vì họ chính là những nguời hiểu rõ nhất các đặc tính của sản phẩm cũng nhu nhu cầu của khách hàng DNNVV vì có đã có nhiều cơ hội tiếp cận với các khách hàng này. giúp cho số luợng khách hàng DNNVV có sự tăng truởng đáng kể trở lại.

Phân khúc khách hàng SME VIB tập trung khai thác trong giai đoạn 2014-2015 đuợc thể hiện trong Định huớng cho vay KHDN năm 2014 bao gồm:

Bảng 2.7: Định hướng cho vay KHDN của VIB 2014-2015

Ngành tăng trưởng

Lương thực thực phẩm: Sản xuất, phân phối hàng hóa là thực phẩm tiêu dùng sản xuất nhanh, đồ uống, hàng tiêu dùng

Duợc và Thiết bị y tế

Dệt may (Gồm cả các ngành công nghiệp phụ trợ) Năng luợng: Xăng dầu - Hóa dầu (Ngoại trừ nhập khẩu xăng dầu)

Hóa chất: Phân bón, hóa chất, Nhựa, Cao su Viễn thông, Công nghệ thông tin, điện tử (Gồm cả ngành công nghiệp phụ trợ)

Thuơng mại bán lẻ đến nguời tiêu dùng (B2C) Dịch vụ: Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, Y tế, Giáo dục

Ngành duy trì

Thuơng mại tổng hợp và Bán buôn Năng luợng: Điện, Khai thác than, mỏ, xăng dầu nhập khẩu.

Giấy và Gỗ

Luơng thực thực phẩm: Xuất khẩu gạo, Chế biến thủy hải sản (Tôm và Cá), Đuờng

Nông nghiệp: Thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu sản phẩm/thành phẩm nông nghiệp Sản xuất và buôn bán phuơng tiện vận tải: ô tô, xe máy (Bao gồm công nghiệp phụ trợ)

Nguồn: Chiên lược kinh doanh SME của VIB 2014- 2015

2.2.2.2 Doanh số cho vay

Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV trên doanh số cho vay toàn ngân hàng

Doanh số thu nợ 8.241 7.115 9.693

Dư nợ 2.588 4.831 7.000

Nguồn: Kế hoạch kinh doanh SME 2014 - 2015 của VIB

Doanh số cho vay với các DNNVV chiếm tỉ trọng khoảng 1/3 doanh số cho vay của cả ngân hàng (2011: 8,35%, 2012: 9,12%, 2013: 10,72%). Mặc dù con số này còn khá khiêm tốn so với số lượng DNNVV rất lớn nhưng có thể thấy một dấu hiệu tích cực là tỷ trọng này duy trì sức tăng liên tục qua các năm và tốc độ tăng thì ngày một cao bất chấp những biến động của doanh số cho vay, cho thấy mức độ quan tâm của VIB cho phân khúc khách hàng này không những không giảm mà ngày càng tăng thông qua việc không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tăng cường tiếp cận và gia tăng các mối quan hệ với các khách hàng DNNVV. Biểu hiện là trong giai đoạn vừa qua VIB đã tiếp cận được với một loạt các hệ thống nhà phân phối cung cũng như các doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường như: PV Oil, Petrolimex, VNPT, Vietnam Airlines, PetroVietnam, Vinacomin, Kinh Đô, Vinamilk, Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, C.P ... Các KHDN SME này bao gồm các nhà phân phối/đại lý xăng dầu, dầu khí, viễn thông, nhà cung cấp và phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu (FMCG): thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, ....

Tuy nhiên có một vấn đề dễ thấy khi đối chiếu giữa tỉ trọng số KH DNNVV với tỷ trọng doanh số cho vay thì có một sự chênh lệch rất lớn. Trong khi số lượng khách hàng DNNVV tại VIB khá cao nhưng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp lại quá nhỏ. Nguyên nhân ở đây chính là mặc dù số khoản vay thì nhiều nhưng giá trị trên mỗi khoản vay lại thấp, các khoản tín dụng được cấp còn nhỏ lẻ. Vì thế mà chi phí hoạt động mà ngân hàng phải bỏ ra cũng cao hơn, rủi ro nhiều hơn, khó kiểm soát quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp hơn.

Giai đoạn 2011- 2013, dư nợ tín dụng đối với DNNVV của các ngân hàng TMCP nói chung và của VIB nói riêng đều có xu hướng biến đổi không ổn định, nhưng con số này mang tính chất thời điểm nên không phản ánh chính xác được thực tế tăng trưởng tín dụng. Để có cái nhìn chính xác hơn ta phải xem xét đến toàn bộ quá trình cho vay và thu nợ của các khoản vay mà VIB cấp cho khách hàng trong suốt 3 năm nói trên.

Bảng 2.9: Doanh số cho vay, thu nợ đối với các DNNVV tại VIB 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Kế hoạch kinh doanh SME 2014 - 2015 của VIB

Ba năm qua, doanh số cho vay biến động thể hiện qua sự giảm sút vào năm 2012 (giảm 233 tỷ đồng,-2,5% so với năm 2011), sau đó lại tăng trở lại vào năm 2013 (tăng 2737 tỷ đồng, +30% so với năm 2012). Nguyên nhân vẫn nằm ở tình hình kinh tế khó khăn cản trở các DNNVV trong việc tìm kiếm đầu ra, lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị tắc nghẽn là một trong những căn cứ khiến ngân hàng phải cắt giảm tín dụng, đồng thời với chính sách tín dụng chặt chẽ của VIB các đối tượng DNNVV được xem xét cấp tín dụng, cũng như lượng tín dụng được cấp có TSBĐ hay không có TSBĐ đều giảm. Đến năm 2013, tình hình được cải thiện hơn nhờ vào xu thế chung của nền kinh tế.

Trong khi đó, doanh số thu nợ DNNVV của VIB nhìn chung đều ở mức khá cao cho thấy công tác thu nợ của VIB khá tốt. Tuy nhiên con số này có dấu hiệu biến động không ổn định làm cho dư nợ tăng liên tục, một phần nhỏ do những khó khăn của các doanh nghiệp khách hàng, nguyên nhân khác là do thời hạn các khoản vay cho các DNNVV đang có chiều hướng tăng các khoản trung và dài hạn, tập trung vào nhiều dự án trung dài hạn mà VIB cam kết cấp vốn theo suốt quá trình của dự án. Sự suy giảm doanh số thu nợ cũng đặt ra một lo lắng cho ngân hàng về công tác thẩm định của các CBTD trong thời gian gần đây, cũng như công tác đôn đốc kiểm tra trong suốt quá trình cấp tín dụng.

Ta có thể xem xét ở một khía cạnh khác khi so sánh giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ để có cái nhìn thấu đáo hơn.

2011 2012 2013

Tổng dư nợ tín dụng của VIB 43.561 33.935 35.238

Dư nợ tín dụng với DNNVV 2.588 4.831 7.000

Tỷ trọng 5,94% 14,23% 19,86%

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của khối KHDN 2011- 2013

Biểu đồ cho thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn biến động theo cùng một xu hướng với những tín hiệu đi lên vào năm 2013 nhưng chưa phải là một sự tăng trưởng ổn định còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế và các chính sách của NHNN. Đồng thời ngân hàng cần một chiến lược với các giải pháp rõ ràng hơn để các con số này đi đúng theo mục tiêu đã định để tiếp cận với các khách hàng có năng lực, đảm bảo cho các khoản tín dụng bền vững, lâu dài, cùng với các biện pháp thu nợ hiệu quả hơn. Thực tế qua quá trình theo dõi hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại VIB, theo chu kì một năm quý đầu năm luôn là khoảng thời gian hoạt động kinh doanh nói chung cũng như tín dụng nói riêng rất chậm chạp do ảnh hưởng tâm lí của cán bộ nhân viên cũng như khách hàng đặt ra vấn đề phải thay đổi chính là hoạt động kinh doanh luôn phải được kích thích thường xuyên.

2.2.2.3 Dư nợ tín dụng

Dư nợ là một trong các chỉ tiêu định lượng được sử dụng để nghiên cứu mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng, đồng thời con số này cũng thể hiện được mức độ phát triển trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Trong đó, để phân tích một cách kĩ lưỡng về chỉ tiêu này ta không chỉ xét về quá trình biến động của con số dư nợ nói chung mà sẽ đi vào phân tích ở các khía cạnh nhỏ hơn, đó là: dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo kì hạn và dư nợ theo ngành nghề kinh tế.

a) Khái quát chung

Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng DNNVV tại VIB 2011- 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 54)