Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 41 - 46)

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ truyền thống , đây cũng là nguồn tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM. Để tối đa hóa nguồn vốn huy động được đòi hỏi các ngân hàng không chỉ thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư mà còn từ nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng của một số lượng lớn các doanh nghiệp bằng các

Năm 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2012 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Huy động từ tiền gửi khách hàng 44.149.126 39.061.25 9 42.261.571 - 5.087.867 - 11,52 + 3.200.312 + 8,19 Tiền gửi TCKT 14.127.720 210.937.15 13.101.087 - 3.190.568 - 22,58 2.163.935+ 19,79+

Tiền gửi dân cu

30.021.406 28.124.10 7 29.160.484 -1.897.299 - 6,32 + 1.036.377 + 3,69 Tiền gửi VNĐ 33.111.845 28.514.71 9 32.118.792

Tiền gửi ngoại tệ 11.037.281 10.546.54 0 10.142.779 100% I 90% 80% 70%

biện pháp đa dạng, thích hợp mà từng ngân hàng đề ra tùy theo đặc điểm kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao, cùng với đó là liên tiếp các thay đổi về mặt bằng lãi suất mà NHNN đưa ra đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới tâm lí của người gửi tiền, xuất hiện hiện tượng người dân ồ ạt rút tiền từ một ngân hàng này sang ngân hàng khác để hưởng chên lệch về lãi suất, hàng loạt các chính sách ưu đãi, các chương trình khuyến mại được các ngân hàng đưa ra để cạnh tranh.

Đối với VIB, mặc dù lãi suất tiền gửi của ngân hàng không phải nằm trong top cạnh tranh nhưng với những chiến dịch quảng cáo, marketing, cũng như một phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên, cùng với phương châm kinh doanh an toàn đảm bảo sự an toàn, yên tâm tuyệt đối của VIB - phù hợp với tâm lí chung của đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đã tạo cho VIB khả năng cạnh tranh nhất định trên thị trường các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của VIB giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ 90.0000 80.0000 70.0000 60.0000 50.0000 40.0000 30.0000 20.0000 10.0000 0.0000

■Phathanh giấy tờ có giá

■Tiền gửi của KH

■Tien gửi và vay các TCTD

■NựCPvàNHNN

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB 2011- 2013

Biểu đồ cho thấy nguồn huy động của vốn chủ yếu của VIB đến từ nguồn tiền gửi của khách hàng (> 50%) bao gồm các khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là xu thế chung của các ngân hàng thuơng mại và cũng là nguồn cung vốn lâu dài, bền vững cho các ngân hàng nhất. Do vậy khi nghiên cứu tình hình huy động vốn tại VIB chúng ta đi nghiên cứu cụ thể vào kênh huy động từ tiền gửi khách hàng.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tiền gửi khách hàng giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: Triệu VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB 2011- 2013

■Tiền gửi TCKT 40% 30% 20% 10% 0% 2011 2012 2013

Biều đồ 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ 100% 90% 80% 0% 70% 30% 20% 10% 60% 50% 40% 2012

■Tiền gửi ngoại tệ

■Tiền gửi VNĐ

2011 2013

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn huy động vốn theo kì hạn

Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB 2011- 2013

Các bảng biểu trên cho thấy tình hình huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của VIB thời điểm hiện nay còn nhiều biến động: hoạt động huy động vốn này giảm liên tục từ 2010 đến 2012 và đã có dấu hiệu phục hồi vào năm 2013 tuy nhiên mức độ phục hồi chưa nhiều, nhìn chung còn khá thấp. Mặc dù tình hình lượng huy động biến động như

Năm

Số tiền % Số tiền %

vậy nhưng cơ cấu tỷ trọng các thành phần trong vốn huy động vẫn rất ổn định với xu hướng chung là: theo loại khách hàng thì chủ yếu là vốn huy động từ khách hàng là dân cư (luôn dao động quanh mức 70%), theo loại tiền tệ thì nguồn huy động từ nội tệ chiếm ưu thế (tỉ trọng luôn quanh mức 75%), theo kì hạn tỷ trọng chủ yếu nằm ở nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư (>80%). Kết quả đạt được như vậy phần nào phản ánh những động thái kinh doanh tích cực của VIB trong thời gian qua: với các chính sách phát triển nhân lực (với bộ quy tắc ứng xử mới, các chương trình phát triển nhân tài, số lượng CBNV của VIB năm 2011 đã tăng 20% so với 2010), chỉ số nhận biết thương hiệu của VIB liên tục tăng và ngân hàng này đã lọt vào nhóm 10 ngân hàng Việt Nam có tổng mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất theo nghiên cứu được công bố bởi Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen Việt Nam năm 2011. Năm 2013 VIB được chứng nhận là Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, ngoài ra các chương trình quản lí sự hài lòng của khách hàng được thực hiện thường xuyên như chương trình “Khách hàng bí mật” (Mystery Shopping) được tổ chức hàng tháng.

Tuy nhiên cũng dễ dàng nhận ra những điểm còn hạn chế trong công tác huy động vốn của ngân hàng: Thứ nhất, tỷ trọng chưa thực sự cân đối khi ngân hàng quá tập trung vào phân khúc dân cư mà chưa tận dụng được triệt để phân khúc các TCKT khi mà các doanh nghiệp chính là các đối tượng thường xuyên có một nguồn tiền nhàn rỗi trong tài khoản khi chưa thực hiện thanh toán hay các nguồn tiền không kì hạn trong các tài khoản lương nếu họ sử dụng dịch vụ trả lương tại ngân hàng chính vì thế mà tiền gửi không kì hạn hay tiền gửi vốn chuyên dùng tại ngân hàng cũng còn chiếm tỷ lệ khá thấp; Thứ hai, số lượng huy động được cũng còn thấp, hiện nay với các quy định chặt chẽ về trần lãi suất huy động của NHNN thì cạnh tranh về mặt lãi suất chỉ mang tính ngắn hạn và không còn khả thi trong dài hạn điều làm nên sự khác biệt và thu hút của ngân hàng so với các ngân hàng bạn nằm ở thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ mà đó chính là điểm còn hạn chế của một số lượng không nhỏ các CBNV ở nhiều chi nhánh ở các tỉnh, các CBNV còn thụ động khi chưa thực sự chủ động tiếp cận khách hàng, ngoài ra điểm yếu còn nằm ở quy trình nghiệp vụ còn nhiều thủ tục rườm rà theo như phản ánh của một khách hàng là chủ một doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ tín dụng tại VIB nhưng đã quyết định không sử dụng dịch vụ tiền gửi tại VIB cho biết: “Các thủ tục liên quan đến tiền gửi của VIB còn chậm, đồng thời với các khách hàng có lượng tiền gửi lớn như tôi, VIB cũng chưa có các dịch vụ hậu mãi cạnh tranh như các ngân hàng khác, tôi ưa chuộng dịch vụ tiền gửi tại các ngân hàng nhưHSBC hay Techcombank hơn'”.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP quốc tế việt nam khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 41 - 46)