Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và

vừa và nhỏ

1.2.4.1. Các nhân tố kinh tế vĩ mô

Môi trường chính trị

Việt Nam có môi trường chính trị rất ổn định, đây là điều kiện hết sức thuận lợi, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự an tâm cho người dân bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Môi trường pháp lý

Một môi trường pháp lý đồng bộ, hành lang pháp lý đầy đủ, các quy định rõ ràng sẽ giúp các ngân hàng và các DNVVN hoạt động tốt hơn, tăng trưởng tín dụng mạnh hơn. Hiện tại nước ta đã có những cải cách đáng kể để tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân, từng doanh nghiệp; huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội, giải phóng triệt để và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực sản xuất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng hiện nay môi trường pháp lý tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp bất chính vẫn đang lợi dụng các kẽ hở này để làm ăn khiến các ngân hàng cũng e ngại hơn khi cho vay. Do đó, cần xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư.

Môi trường kinh tế- xã hội

Môi trường kinh tế, xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nói chung và với DNVVN nói riêng. Môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho sự phát triển của tín dụng ngân hàng là có đông dân cư, thu nhập cao; là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật ....

1.2.4.2. Các nhân tố bắt nguồn từ ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố đầu tiên tác động dến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

Năng lực huy động vốn

Quy mô vốn của ngân hàng sẽ quyết định phương hướng kinh doanh, các hoạt động của ngân hàng, các dịch vụ mà ngân hàng có thể thực hiện, đối tượng khách hàng mà ngân hàng có thể phục vụ,... Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thương mại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến dược nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ

17

xảy ra. Để thực hiện các hoạt động này, rõ ràng là các ngân hàng có một nguồn lực phù hợp, tức là khả năng huy động vốn của ngân hàng phải tốt để đảm bảo đủ vốn cho vay.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn tín dụng . Nó đuợc bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi đuợc nợ. Chất luợng tín dụng có bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng buớc và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các buớc trong quy trình tín dụng. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các buớc trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng đuợc luân chuyển bình thuờng, theo đúng kế hoạch đã định mà nhờ đó bảo đảm đuợc chất luợng tín dụng.

Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất luợng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, nguời quản lý có thể đua ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể lấy đuợc từ các nguồn sẵn có từ ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các TCTD,...), từ các nguồn của khách hàng (báo cáo tài chính, các dự án sản xuất kinh doanh), từ các cơ quan chuyên thông tin tín dụng trong và ngoài nuớc, từ các bộ, các ngành chủ quản... Số luợng, chất luợng của thông tin thu nhận đuợc có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị truờng, khách hàng... để đua ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, chất luợng tín dụng ngày càng cao.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra khi một khách hàng không đáp ứng đựoc nghĩa vụ trả nợ theo những điều khoản đã thoả thuận và rủi ro là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân, nhung khái quát lại, nguyên nhân chính là việc thực hiện quy trình quản lý tín dụng của ngân hàng thuơng mại. Rủi ro tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với chất luợng tín dụng và tỷ lệ nghịch với chất luợng tín dụng bởi nó ảnh huởng trực tiếp tới quá trình chu chuyển của vốn tín dụng, những vấn đề an toàn trong kinh doanh và từ đó ảnh huởng

tới khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Quản lý rủi ro tín dụng đuợc thực hiện dựa trên cơ sở chính sách, thể lệch cho vay và chế độ thông tin quản lý theo các tiêu chuẩn quản lý tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 giai đoạn: (i) trong quá trình thẩm định, (ii) trong quá trình giám sát khách hàng vay, (iii) giai đoạn thu hồi nợ, (iv) định luợng rủi ro khoản vay bằng các phuơng pháp định luợng và định tính.

về đội ngũ cán bộ tín dụng

Con nguời là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng cũng nhu trong hoạt động của ngân hàng, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất luợng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa đuợc những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khép kín của một khoản tín dụng.

1.2.4.3. Các nhân tố bắt nguồn từ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năng lực tài chính của DNVVN

Các ngân hàng sẽ cân nhắc và thẩm định rất kỹ cơ cấu, năng lực trả nợ của doanh nghiệp truớc khi đua ra quyết định tín dụng. Doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, các chỉ số tài chính đều ở mức hợp lý thì sẽ càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh

Tính khả thi của dự án hay phuơng án là một trong các yếu tố quan trọng để ngân hàng xem xét có cho vay hay không. Tính khả thi sẽ quyết định khả năng trả nợ của khách hàng và cho thấy đuợc dòng tiền, mức sinh lời từ đó xem xét các yếu tố khác nhu: lãi suất cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ...

Hiểu biết của doanh nghiệp về quy chế cho vay

Sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về các chính sách, quy trình tín dụng là rào cản đối với doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhiều doanh nghiệp e ngại thủ tục phức tạp mà chuyển sang lựa chọn các hình thức tín dụng khác không phù hợp khiến hiệu quả sử dụng vốn bị giảm đi đáng kể.

Tính trung thực và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp

Uy tín, tính cách của khách hàng là nhân tố đầu tiên khi khách hàng phân tích tín dụng, nhất là khi nguồn thông tin còn chua minh bạch và công khai nhu hiện nay. Các

19

doanh nghiệp có trung thực và công khai các thông tin cần thiết, phù hợp cho ngân hàng sẽ chiếm được tín nhiệm của ngân hàng và từ đó sẽ thuận lợi hơn cho mối quan hệ của ngân hàng với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 27 - 31)