Thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 53 - 62)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

2.2.2.1. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với tỷ trọng hơn 97%, các DNVVN chiếm số đông trong nền kinh tế và nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đang ngày càng tăng cao. Trong giai đoạn 2012 - 2014, mặc dù đã định hướng tăng trưởng tín dụng thận trọng, song số lượng các DNVVN đến với ngân hàng ngày càng tăng do chính sách tín dụng linh hoạt và thái độ chuyên nghiệp từ nhân viên. ACB hoạt động mạnh mẽ ở thị trường miền Nam nhưng không thể phủ nhận, việc mở rộng thị phần ra miền Bắc và miền Trung cũng rất cần thiết vì nhu cầu vay ở các khu vực này đang ngày càng tăng.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Mức chênh Tỷ lệ % chênhMức Tỷ lệ % Tổng doanh số 100.006 5110.60 120.789 10.599 10,60% 10.184 9,2% Doanh số cho vay của DNVVN

10.653 11.845 12.501 1.207 3,78% 1.837 5,54%

Tỷ trọng (%)

31,96% 26,77% 32,08%

Hình 2.7: Tỷ trọng khách hàng DNVVN trên tổng khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị: % 100ớ/o 0/ 19,67ớ/ 90ớ/ 80ớ/ 70ớ/ 60ớ/ 50/ 40/ 30/ 20/ 10/ 82,50/ 2012 2013 80,33/ 17,50/ 14ớ/o 86/ 2014 □ Các doanh nghiệp khác □ Khách hàng DNVVN

Nguồn: Báo cáo khối khách hàng doanh nghiệp ACB 2012-2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy, DNVVN chính là đối tuợng khách hàng chủ yếu trong tổng số khách hàng doanh nghiệp tại ACB trong đó tỷ trọng khách hàng DNVVN có tăng đều trong giai đoạn 2012- 2014 : năm 2013 so với 2012 tăng chậm hơn (từ 6810 lên đến 7013 doanh nghiệp) so với mức tăng của năm 2014 so với 2013 (từ 7013 lên đến 8450 doanh nghiệp). Sở dĩ điều này xảy ra là do vụ bê bối của ngân hàng năm 2012 khiến uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Các khách hàng đa phần đều là khách hàng cũ của ngân hàng vẫn còn du nợ, số luợng khách hàng mới tăng ít và chỉ thực sự phục hồi vào năm 2014. Theo xu huớng tăng truởng tín dụng thận trọng, tránh nợ xấu. ACB thiết chặt quy chế cho vay hơn nhung đồng thời vẫn tích cực tìm kiếm khách hàng thông qua nhiều chính sách tín dụng hấp dẫn khiến các doanh nghiệp vẫn đến vay tại ngân hàng nhiều. Phân khúc miền Nam là thị truờng chính của ACB năm 2014 qua cũng tăng truởng mạnh mẽ về số luợng khách hàng doanh nghiệp và lợi nhuận của thị truờng miền Nam cao hơn cả miền Bắc và miền Trung gộp lại. Vừa qua, ACB đã triển khai chuơng trình tín dụng 100 triệu USD uu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo, thủy sản, điều, xăng dầu, nhựa, sắt thép... theo đúng định huớng đã đề ra ban đầu là thúc đẩy cho vay các lĩnh vực luơng thực, thực phẩm và năng luợng.

2.2.2.2. Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 2.3: Tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNVVN của ACB giai đoạn 2012-2014

Nguồn: Báo cáo khối khách hàng doanh nghiệp ACB 2012-2014

Doanh số cho vay đối với các DNVVN có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu 13% của ACB đã đề ra trong chiến lược hoạt động của mình. ACB đã rất cố gắng trong việc cho vay các DNVVN là một trong các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Tuy nhiên lãi suất dành cho đối tượng này quá thấp, tổng chi phí huy động sau khi tính toán các khoản trích lập theo yêu cầu đã là 8,4%/năm trong khi lãi cho vay nhóm lĩnh vực ưu tiên chỉ 8%/năm, cho vay lúa gạo 7%/năm khiến ACB gặp khó khăn trong việc cho vay. Năm 2014, tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với các DNVVN giảm hẳn xuống 5,54% là hoàn toàn phù hợp với tăng trưởng tín dụng chung của ACB trong năm 2014.Trong giai đoạn vừa qua ACB đã tiếp cận được với một loạt các hệ thống nhà phân phối cung cũng như các doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường như: Petrolimex, VNPT, Vietnam Airlines, ... Các KHDN SME này bao gồm các nhà phân phối/đại lý xăng dầu, dầu khí, viễn thông, nhà cung cấp và phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu : thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, ....

Tuy nhiên có một vấn đề dễ thấy khi đối chiếu giữa tỉ trọng số khách hàng DNVVN với tỷ trọng doanh số cho vay thì có một sự chênh lệch rất lớn. Trong khi số lượng khách hàng DNVVN tăng và có số lượng lớn nhưng doanh số cho vay đối với

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Mức chênh Tỷ lệ % Mức chênh Tỷ lệ % Tổng dư nợ 102.814 107.190 116.324 4.376 4,26% 9.134 8,52% Dư nợ tín dụng của DNVVN 23.267 26.245 30.105 2.978 12,80% 3.860 14,71% Tỷ trọng (%) 22,63% 24,48% 25,88%

các doanh nghiệp lại quá nhỏ. Nguyên nhân ở đây chính là mặc dù số khoản vay thì nhiều nhung giá trị trên mỗi khoản vay lại thấp, các khoản tín dụng đuợc cấp còn nhỏ lẻ. Vì thế mà chi phí hoạt động mà ngân hàng phải bỏ ra cũng cao hơn, rủi ro nhiều hơn, khó kiểm soát quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp hơn.

Hình 2.8: Biến động doanh số cho vay và thu nợ các DNVVN giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

—♦—Doanh số cho vay

—■—Doanh số thu nợ

Nguồn: Báo cáo khối khách hàng doanh nghiệp ACB 2012-2014

Từ biểu đồ, ta có thể thấy doanh số cho vay và thu nợ luôn biến động theo xu huớng tích cực. ACB từ lâu đã là một trong những ngân hàng có công tác quản trị rủi ro tín dụng tốt, công tác giám sát và thu nợ luôn đuợc chú trọng. Năm 2013 là một năm khó khăn của ngân hàng khi thay đổi về luật trong các hoạt động cộng thêm với việc tái cơ cấu ngân hàng mạnh mẽ khiến các hoạt động của ngân hàng có tăng truởng nhung còn yếu và chua đạt các mục tiêu đã đề ra ban đầu. Các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn khiến cho công tác thu nợ cũng không gặp thuận lợi. Sang năm 2014, khi kinh tế đã có nhiều khởi sắc, doanh số thu nợ tăng lên hơn 30 tỷ đồng đã giúp ngân hàng giảm đuợc gánh nặng phần nào về đọng vốn. ACB vẫn đang gặp nhiều khó khăn trên con đuờng trở lại vị trí nhu truớc kia.

2.2.2.3. Dư nợ tín dụng

Du nợ là một trong các chỉ tiêu định luợng đuợc sử dụng để nghiên cứu mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng, đồng thời con số này cũng thể hiện đuợc mức độ phát triển trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Du nợ tín dụng đối với DNVVN là một chỉ tiêu phân tích quan trọng để đánh giá hiệu quả trong công tác cho vay đối tuọng khách hàng này của ACB.

Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN của ACB giai đoạn 2012-2014

Nguồn: Báo cáo khối khách hàng doanh nghiệp ACB 2012-2014

Trong 3 năm qua, du nọ tín dụng của ACB tăng ở mức khá chậm và chua bứt phá. Năm 2012, sau khi loạt phanh phui về lọi nhuận âm từ hoạt động kinh doanh vàng và rắc rối từ phía ban quản lý, uy tín sụt giảm khiến cho hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Du nọ tín dụng năm 2013 chỉ tăng có 4,26%. Đây là một trong các mức tăng truởng thấp nhất của ACB từ khi thành lập. Cũng trong năm này, lọi

nhuận của ngân hàng cũng giảm mạnh do các khoản chi phí trích lập dự phòng tăng vọt.

Riêng đối với nhóm DNVVN, đây vẫn là nhóm khách hàng mục tiêu của ACB và tỷ trọng du nọ nhóm khách hàng này vẫn luôn chiếm hơn 20% trong tổng số khách hàng. Thực tế năm 2014, ACB đã cố gắng đẩy mạnh cho vay DNVVN bằng nhiều gói tín dụng cực uu đãi nhung các DNVVN vẫn không thể tiếp cận đuọc vốn là do tài sản đảm bảo. Các tài sản đảm bảo bằng bất động sản đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xin vay do thị truờng bất động sản vẫn chua ấm lên nhu mong đọi. Trong khi đó, kết quả khảo sát của ACB vừa đuọc Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu Lý Xuân Hải công bố mới đây cho thấy, có 30-35% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đuọc vốn ngân hàng, 30% nói khó tiếp cận và 30% còn lại không hề tiếp cận đuọc.

Ngành 2012 2013 2014 Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thương mại, dịch vụ 8,220 35,33% 9,343 35,6% 12,255 %39,40 Sản xuất và gia công chế biến 5,156 22,16% 6,097 23,23% 7,325 %23,55 Xây dựng 1,726 7,42% 0,814 3,1% 0,918 2,95 %

Kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc

3,327 14,3% 4,147 15,8% 5,210 16,75

%

Vấn đề chính với những đối tượng này là do thủ tục rườm rà (70%) và lãi suất cao chiếm 36% [9].

Hình 2.9: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của DNVVN giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo khối khách hàng doanh nghiệp của ACB 2012-2014 và tính toán của tác giả

Xét theo kỳ hạn tín dụng: tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm quá bán do các DNVVN thông thường sẽ thiếu vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Các khoản vay thường là vay mua nguyên vật liệu, hàng hóa,... do đó các sản phẩm tín dụng ngắn hạn sẽ được cung ứng nhiều hơn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp.

Hoạt động tín dụng trung, dài hạn chủ yếu cấp vốn cho các DNVVN để phục vụ cho việc mua sắm tài sản cố định, tài sản bảo đảm thường là bất động sản như: nhà xưởng, máy móc. Trong khi đó, trong thời gian vừa qua thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn đóng băng, nên để giảm thiểu rủi ro tín dụng ACB không cung cấp nhiều sản phẩm cho vay trung, dài hạn . Tuy nhiên, cho vay trung, dài hạn sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn, để đảm bảo mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, ACB vẫn luôn duy trì các hình thức tín dụng này ở một mức khá ổn định theo nguyên tắc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận đảm bảo cho mục tiêu phát triển lâu dài của toàn ngân hàng.

Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu tín dụng DNVVN xét theo ngành nghề của ACB giai đoạn 2012-2014

Tư vấn, kinh doanh bất động sản 2,155 9,26% 1,619 6,17% 0,756 %2,43 Ngành nghề khác 2,683 11,53% 4,225 16,1% 4,641 %14,92 Tổng dư nợ 23.267 100% 26.245 100% 30.105 100%

Nợ xấu 2,59% 2,94% 2,32%

Nợ dưới tiêu chuân (nhóm 3) 0,95% 0,80% 0,74%

Nợ nghi ngờ (nhóm 4) 0,58% 0,80% 0,51%

Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 1,06% 1,34% 1,07%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo khối khách hàng doanh nghiệp 2012-2014 Xét theo cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo xu hướng trở thành ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng, giai đoạn này các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng dần chuyển dịch nguồn vốn cho vay sang các ngành ít rủi ro, có dấu tăng trưởng tốt bao gồm: thương mại-dịch vụ, sản xuất và gia công chế biến với tỷ trọng của hai ngành này luôn ở mức trên 50% trong khi đó giảm tỷ trọng tín dụng đối với các ngành rủi ro, kém phát triển như xây dựng (từ 7,42% năm 2011 giảm xuống chỉ còn 2,95% năm 2013), tư vấn và kinh doanh bất động sản (từ 9,26% năm 2011 giảm mạnh xuống 2,43% năm 2013). Điều này là do đặc điểm khác biệt trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này, trong đó: các ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất

47

và gia công chế biến là các ngành có chu trình luân chuyển vốn nhanh, an toàn, lợi nhuận thu đuợc cao vì thế uy tín cũng nhu khả năng tài chính của các doanh nghiệp này khá cao, có sức thuyết phục với các ngân hàng khi xem xét cho vay, hạn mức đuợc cấp cũng cao hơn các ngành khác. Các đối tuợng này chủ yếu vay ngắn hạn, ít rủi ro hơn các khoản vay dài hạn. Nguợc lại các ngành xây dựng, bất động sản vẫn đang đóng băng, niềm tin của các nhà đầu tu vào các ngành này suy giảm đáng kể. Việc cung ứng sản phẩm cho xây dựng và bất động sản khá rủi ro vì thời dan cho vay dài, thu hồi vốn chậm, rủi ro tín dụng cao hơn. Từ đó cho thấy ACB luôn theo dõi kỹ luỡng sự biến động kinh tế vĩ mô để có định huớng cho vay cho các DNVVN một cách đúng đắn, hiệu quả mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Việc tăng truởng tín dụng không thể chỉ đơn thuần là đẩy mạnh số luợng khách hàng và du nợ tín dụng mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chất luợng tín dụng. Một quy mô tín dụng mở rộng hợp lý phải có chất luợng nợ an toàn. Chất luợng tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và trình độ cán bộ tín dụng. Các khoản vay phải đuợc giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình vay để đảm bảo thu hồi đủ vốn, lãi đúng thời hạn trong hợp đồng để tránh ảnh huởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Trong giai đoạn 2012 -2014 có thể đánh giá tỷ lệ nợ xấu của nhóm DNVVN qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm DNVVN của ACB giai đoạn 2012-2014

Nguồn: Báo cáo khối khách doanh nghiệp của ACB giai đoạn 2012-2014

Tỷ lệ nợ xấu chung của các DNVVN của ACB tăng mạnh từ 2012 lên 2013 và bất

ngờ giảm vào năm 2014 (từ 2,59% năm 2012 lên 2,94% năm 2013 và giảm xuống 2,32%

vào năm 2014 tuy nhiên tỷ lệ này vẫn đang ở mức an toàn (< 3%)). Phân tích cụ thể từng

tăng lên vào năm 2013 (tăng 0,28% so với 2012) sau đó giảm nhanh vào năm 2014 (giảm

0,27% so với năm 2012).

Nhờ sử dụng mạnh tay công cụ trích lập dự phòng, chấp nhận để lợi nhuận thấp để xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của ACB mới ổn định trở lại vào năm 2014. Ngân hàng đã duy trì tỷ lệ này ở mức an toàn là nhờ vào các chính sách tăng truởng tín dụng gắn liền với quản trị rủi ro đảm bảo tính ổn định, bền vững trong hoạt động của ngân hàng. Điểm đáng chú ý chính là nợ nhóm 5 đang giảm về mức ổn định tuy nhiên nguy cơ mất vốn từ các khoản nợ này còn rất cao. Ngân hàng vẫn phải không ngừng áp dụng các biện pháp để hạn chế tối đa nợ xấu nhu: thực hiện khâu quản trị rủi ro khi cho vay với các DNVVN ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi tất toán khoản vay, đầu tu các nguồn lực cho công tác thẩm định, thăm dò,... Bên cạnh đó, VAMC thuờng chỉ mua các khoản nợ có quy mô lớn của các ngân hàng mà nợ xấu từ các DNVVN chủ yếu lại là các khoản nợ quy mô nhỏ vì thế lại thêm một vấn đề đặt ra chính là ACB phải tìm ra một biện pháp riêng biệt cho công tác xử lí các khoản nợ từ đối tuợng khách hàng này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 53 - 62)