Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 83 - 87)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tư Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ- USAID (United States Agency For Internation Development)... thường có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nước kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNVVN.

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổchức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có được nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể ủy thác cho các ngân hàng thương mại cổ phần tiến hành cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam với lãi suất ưu đãi.

3.3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại

Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại giúp cải tổ lại cơ bản các hoạt động ngân hàng, giúp hệ thống ngân hàng tạo ra nhiều ngân hàng có tiềm lực mạnh, loại bớt các ngân hàng có tiềm lực yếu.

Là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã tiến hành đề xuất với Chính phủ chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trên cơ sở nhận thức sâu sắc những yếu kém của hệ thống.

NHNN đề xuất thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại nhằm nâng cao vai trò định hướng, quản lý, giám sát đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. NHNN cần yêu cầu các ngân hàng thương

70

mại chủ động rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng phương án tái cấu trúc toàn diện các mặt tổ chức, hoạt động, tập trung tăng cường năng lực tài chính đảm bảo đủ nguồn vốn tự có để bù đắp những rủi ro, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định, xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

NHNN cần bắt buộc các ngân hàng thương mại công bố tình hình tài chính trung thực, đẩy đủ, đáng tin cậy, kịp thời và cũng có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.

3.3.2.3.Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa để tăng tính thị trường trong hệ thống ngân hàng

Trong thời gian tới, cần nhanh chóng giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước đang chiếm 100% vốn điều lệ và nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước đang chiếm cổ phần chi phối. Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nứớc tại các ngân hàng do Nhà nước nắm giữ 100% cổ phần và tại ngân hàng do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối được khuyến nghị như sau:

Vietcombank 77,11% 77,11% 70% 65% 60% 51%

BIDV 95,76% 95,76% 90% 75% 70% 65%

Nguồn: Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2014)

Đối với Agribank có thể vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước cho tới hết năm 2017 theo định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ. Tuy nhiên, trong năm 2017, Agribank cần xây dựng đề án cổ phần hóa để trình Chính phủ phê duyệt theo đó giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ngân hàng này xuống mức 95% vào năm 2020 và 90% vào năm 2025. Có thể thay đổi tỷ lệ bằng cách giữ nguyên phần vốn của Nhà nứớc trong các ngân hàng và phát hành thêm cổ phần ra bên ngoài. Lý do là vì căn cứ điều kiện hiện nay của Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về vốn, công nghệ, do đó, ngân hàng này vẫn cần tiếp tục nhiệm vụ

duy trì thực hiện chủ trường phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ từ nay tới năm 2020 và 2025.

Đối với các ngân hàng thương mại còn lại như: BIDV, Vietinbank , việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nứớc sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng. Điều này phù hợp với những cam kết mở cửa của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, NHTMCP Nhà nước nói riêng. Khi nền kinh tế có độ mở lớn hơn, gia nhập các tổ chức, cộng đồng quốc tế, hiệp định TPP... thì việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức hợp lý vừa tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, vừa dần nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước thông qua công cụ gián tiếp thay vì trực tiếp sở hữu vốn cổ phần chi phối trong hệ thống.

3.3.2.4. Đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật trong hoạt động ngân hàng thương mại

NHNN cần tiếp tục sát sao chỉ đạo theo đúng tiến độ của Đề án 254 và phải rút được kinh nghiệm từ các đề án trước. Chỉ có tái cấu trúc ngân hàng thì hệ thống mới lành mạnh, hoạt động an toàn và hiệu quả được. Và khi đó, sân chơi ngân hàng mới có thể hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến trình cổ phần hóa mới có thể thành công được.

NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý về cổ phần hóa ngân hàng thương mại Nhà nước để việc cổ phần được diễn ra trong môi trường pháp luật đầy đủ hơn, tránh những lúng túng khi xử lý. Cụ thể, các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh quá trình cổ phần

hóa cần được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hơn. Cần quy định rõ ràng hơn các quy định sao cho phù hợp với từng đặc thù riêng của các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Các quy định hay cơ chế định giá ngân hàng hiện nay vẫn còn khá bất cập và quá nhiều quy định cồng kềnh, một phần lớn tài sản đã và đang được đầu tư không chỉ ở thị trường trong nước và còn tại thị trường quốc tế. Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào thực sự chuyên nghiệp về định giá ngân hàng, định giá thương hiệu. Chính vì vậy, cần thu gọn bộ máy tổ chức, giải thể các đơn vị thành viên kém hiệu quả, đồng thời, có quy định rõ ràng về việc mời các tổ chức tài chính lớn và có kinh nghiệm xác định giá trị ngân hàng, đảm bảo tính công khai và độc lập. Tuy nhiên, đó là những giải pháp trước mắt, trong tương lai, cần phát triển và nâng cao chất lượng định giá của các tổ chức trong nước, hạn chế sự phụ thuộc vào bên ngoài.

72

Ngoài ra, các quy định liên quan đến việc công khai hóa thông tin, những nội dung cần đuợc công khai và thời gian công khai cần đuợc cần đuợc xem xét kỹ luống hơn, đặc biệt là quy định liên quan đến việc công khai hóa các báo cáo tài chính của các ngân hàng. Hiện nay, các quy định này còn khá hạn chế. Việc minh bạch, công khai thông tin giúp ngân hàng thuơng mại tạo dựng đuợc lòng tin của công chúng và các nhà đầu tu đối với hoạt động ngân hàng.

Xây dựng các văn bản luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng rất quan trọng. Các quy định về cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu. Các quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thì hầu nhu chua có. Sự gia tăng các ngân hàng trong khi tổng thị phần không đổi khiến mức độ cạnh tranh trở nên càng gay gắt. Điều này có thể làm xuất hiện các hình thức và công cụ cạnh tranh không lành mạnh, có thể gây xáo trộn, thậm chí rối loạn thị truờng. Vì thế, các quy định liên quan đến vấn đề này cần sớm ban hành để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển ổn định của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 83 - 87)