Kinh nghiệm quốc tế về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu đề tài

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia

DNVVN của Malaysia chủ yếu hoạt động trên 2 nhóm lĩnh vực chính: Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Từ tháng 1/2014, các quy định về số lượng lao động và doanh thu đối với DNVVN của Malaysia đã được sửa đổi, qua đó giới hạn về số lượng lao động và doanh thu được nâng cao tương ứng với từng lĩnh vực nhằm mở rộng hơn phạm vi và quy mô của các DNVVN tại nước này để thích ứng được với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài và sự thay đổi từ các quy định, chính sách của hội nhập kinh tế quốc tế.

Về cơ bản, các nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của các DNVVN tại Malaysia được thể hiện trên hai khía cạnh: lợi ích từ cơ chế quản lý nhà nước một đầu mối và lợi ích từ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, mà tiêu biểu hơn cả là một hệ thống các chính sách tín dụng đa dạng, linh hoạt và hiệu quả.

Chính sách bảo lãnh tín dụng (BLTD) là một chính sách quan trọng trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của quốc gia này và được hình thành từ rất sớm nhằm duy trì sự phát triển bền vững và ở mức độ cao của cộng đồng DNVVN. Hệ thống BLTD được xây dựng thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương, phân chia theo lĩnh vực hoạt động và thực hiện theo 3 mô hình (BLTD của Chính phủ, BLTD của các hiệp hội, BLTD của khu vực tư nhân). Tại Malaysia, DNVVN có thể tiếp cận vốn vay từ 4 quỹ bảo lãnh tín dụng:

- Hệ thống BLTD chung (General Guarantee Scheme): là Tổng công ty BLTD Malaysia (CGC), là tổ chức ra đời sớm nhất để phục vụ cho việc BLTD cho các DNVVN do Chính phủ thành lập từ năm 1972, với số vốn góp từ các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính của Chính phủ. Hiện nay, hệ thống này có số bảo lãnh cao nhất trong 4 hệ thống (với mức bảo lãnh tín dụng là 90% và phí bảo lãnh từ 0,5%-1% giá trị bảo lãnh).

- Hệ thống bảo lãnh các khoản vay đặc biệt (Special Loan Scheme): tài trợ cho các doanh nghiệp có các dự án đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu, ... đuợc thành lập từ năm 1981.

- Hệ thống BLTD cơ bản (Principal Guarantee Scheme) đuợc thành lập từ năm 1989.

- Hệ thống BLTD chủ yếu - mới (new Principal Guarantee Scheme) đuợc thành lập từ năm 1994.

Ba hệ thống BLTD này hoạt động vì mục đích lợi nhuận do các tổ chức tu nhân thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các DNVVN với mức phí bảo lãnh cao hơn CGC tùy thuộc thỏa thuận giữa các bên.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, các chính sách về DNVVN đuợc hình thành từ những năm 1950 trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNVVN tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhu: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay.

Trong khoảng thời gian đó, hàng loạt các chính sách về nhiều mặt đã đuợc ban hành đề cập đến các vấn đề nhu:

- Hiện đại hóa các DNVVN.

- Hiện đại hóa thể chế quản lý các DNVVN. - Tu vấn cho các DNVVN.

- Các giải pháp về tài chính cho các DNVVN.

Các biện pháp hỗ trợ này đuợc thực hiện thông qua Hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNVVN. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNVVN tiếp cận đuợc nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các TCTD tu nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơsở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 3 tổ chức tài chính công cộng khác. Đó là: công ty tài chính DNVVN, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoki Chukin do Chính phủ đầu tu thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNVVN để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn luu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tính đến hết năm 2012, các DNVVN Nhật Bản đã chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế, sử dụng 70% lao động cả nuớc.

21

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Đài Loan

Tại Đài Loan, mục tiêu cơ bản đối với phát triển DNVVN của họ hiện nay là nhằm phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ đồng thời với phát triển DNVVN trong lĩnh vực công nghệ cao. Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN trong một sốngành sản xuất như: nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ. Năm 1981, Đài Loan đã thành lập Cục quản lý DNVVN thuộc Bộ kinh tế. Xuất phát từ cấu trúc của nền kinh tế mà chính quyền Đài Loan rất khuyến khích phát triển DNVVN để giải quyết lao động và tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp, từ đó vươn ra chiếm lĩnh trong một số lĩnh vực ở thị trường thế giới. Hiện nay, số lượng DNVVN ở Đài Loan chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc.

Để đạt được những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho các DNVVN, đó là:

- Lập ra 3 quỹ là: Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US và quỹ phát triển DNVVN nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN thông qua các ngân hàng thương mại.

- Nhận thức được sự khó khăn của các DNVVN trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974, Đài Loan đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các TCTD. Các TCTD đã ngày càng tin tưởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DNVVN. Kể từ ngày thành lập đến hết 2011, quỹ đã bảo lãnh cho 1,3 triệu trường hợp.

- Ngoài ra, các DNVVN còn được các khoản tín dụng lãi suất thấp, hưởng giảm lãi suất đối với các khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đối mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DNVVN nhằm tối ưu hoá cơ cấu vốn và tăng cường các điều kiện vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 31 - 34)