5. Kết cấu đề tài
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1. Hoàn thiện qui chế về thành lập và hoạt động quỹ bão lãnh tín dụng linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn.
Nhà nước đã có chính sách về thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các DNVVN từ năm 2001, tuy nhiên, hiện nay viêc thành lập các quỹ bảo lãnh này vẫn chưa được triển khai tốt, các doanh nghiệp hầu như cũng không biết về các quỹ bảo lãnh này. Việc quy định muốn thành lập quỹ thì cần phải có tối thiểu là 30 tỷ đồng đã gây khó khăn cho một số tỉnh trong việc thành lập quỹ vì không kiếm đâu ra đủ tiền. Do vậy, Nhà nước nên có những quy định mở hơn tùy thuộc vào điều kiện của từng tỉnh mà có thể cho phép thành lập quỹ với mức vốn thấp hơn 30 tỷ.
Về tỉ lệ đóng góp vào Quỹ bảo lãnh tín dụng nên bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện. Quỹ bảo lãnh tín dụng nên thường xuyên tổ chức giới thiệu cho các doanh nghiệp biết và đặc biệt là nên xây dựng website nêu rõ các chính sách, điều kiện để được bảo lãnh, hỗ trợ và có liên kết đến các tỉnh thành đã thành lập quỹ.
Nên có quy định cho phép DNVVN đăng ký vay vốn trước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng, căn cứ vào đơn xin phép, tình hình hoạt động cũng như tài sản thế chấp, cầm
cố, Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với ngân hàng để cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp có nhu cầu thì sẽ tiến hành thủ tục cho vay, điều này sẽ làm giảm thời gian xin vay của doanh nghiệp, đáp ứng đuợc nhu cầu vốn nhanh và kip thời cho doanh nghiệp.
3.3.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vấn đề thông tin
Thông tin chính là một trong các vấn đề khó khăn đối với các DNVVN. Vì thế Nhà nuớc cần có chính sách hỗ trợ về việc cung cấp thông tin cho bộ phận các doanh nghiệp này thông qua các giải pháp nhu: thiết lập website chuyên cung cấp các tin tức, sự kiện, thị truờng cho bộ phận DNVVN, cập nhật các văn băn luật và duới luật, từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp này có những hiểu biết tổng thể nhất. Ngoài ra, Chính phủ có thể thành lập các cơ quan chức năng để đào tạo các chuơng trình về xuất nhập khẩu, công tác quản lí, các quy chế của NHTM... nhằm nâng cao hiểu biết cũng nhu năng lực của các DNVVN.
3.3.1.3. Giải quyết vấn đề thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các cơ quan quản lí Nhà nuớc, Bộ, ngành liên quan cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nuớc. Hiện nay, do ảnh huởng của nền kinh tế, luợng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng đều vẫn ở mức khá cao. Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy tiêu dùng của nguời dân giúp các DNVVN giải quyết đuợc vấn đề hàng tồn kho, hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra theo Bộ kế hoạch và đầu tu, một trong những chính sách thiết thực để hỗ trợ các DNVVN là uu tiên các doanh nghiệp này tham gia đấu thầu các dịch vụ công, đồng thời có cơ chế cụ thể khuyến khích DNVVN tham gia cung ứng sản phẩm và dịch vụ công. Nếu vận dụng tốt các chính sách này thì sẽ hỗ trợ đuợc rất nhiều cho các DNVVN.
3.3.1.4. Xây dựng quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế- tài chính trong nuớc và trên thế giới biến động không thuận lợi, ảnh huớng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các DNVVN vốn đã khó khăn về tài chính, nay tình hình kinh tế- tài chính bất lợi lại càng thêm khó khăn. Chính Phủ cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhu hỗ trợ lãi suất, giãn nộp thuế, giảm thuế.... Tuy
Ngân hàng 2015 2016 2017 2020 2025 2030
Agribank 100% 100% 100% 95% 90% 85%
69
nhiên, việc hỗ trợ của Chính phủ cũng chỉ mang tính cấp bách chưa mang tính dài hạn. Chính vì vậy nên thành lập quỹ hỗ trợ lãi suất cho các DNVVN được tổ chức từ Trung ương xuống địa phương.
Hàng năm, nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ lãi suất nên trích ra một tỷ lệ phần trăm từ tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của các DNVVN. Neu quỹ hỗ trợ lãi suất được thành lập sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn của các DNVVN, từ đó kích thích các doanh nghiệp tăng cường vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tư Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ- USAID (United States Agency For Internation Development)... thường có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nước kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNVVN.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổchức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có được nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể ủy thác cho các ngân hàng thương mại cổ phần tiến hành cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam với lãi suất ưu đãi.
3.3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại giúp cải tổ lại cơ bản các hoạt động ngân hàng, giúp hệ thống ngân hàng tạo ra nhiều ngân hàng có tiềm lực mạnh, loại bớt các ngân hàng có tiềm lực yếu.
Là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã tiến hành đề xuất với Chính phủ chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trên cơ sở nhận thức sâu sắc những yếu kém của hệ thống.
NHNN đề xuất thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại nhằm nâng cao vai trò định hướng, quản lý, giám sát đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. NHNN cần yêu cầu các ngân hàng thương
70
mại chủ động rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng phương án tái cấu trúc toàn diện các mặt tổ chức, hoạt động, tập trung tăng cường năng lực tài chính đảm bảo đủ nguồn vốn tự có để bù đắp những rủi ro, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định, xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
NHNN cần bắt buộc các ngân hàng thương mại công bố tình hình tài chính trung thực, đẩy đủ, đáng tin cậy, kịp thời và cũng có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.
3.3.2.3.Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa để tăng tính thị trường trong hệ thống ngân hàng
Trong thời gian tới, cần nhanh chóng giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước đang chiếm 100% vốn điều lệ và nhóm ngân hàng có sở hữu Nhà nước đang chiếm cổ phần chi phối. Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nứớc tại các ngân hàng do Nhà nước nắm giữ 100% cổ phần và tại ngân hàng do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối được khuyến nghị như sau:
Vietcombank 77,11% 77,11% 70% 65% 60% 51%
BIDV 95,76% 95,76% 90% 75% 70% 65%
Nguồn: Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2014)
Đối với Agribank có thể vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước cho tới hết năm 2017 theo định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ. Tuy nhiên, trong năm 2017, Agribank cần xây dựng đề án cổ phần hóa để trình Chính phủ phê duyệt theo đó giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ngân hàng này xuống mức 95% vào năm 2020 và 90% vào năm 2025. Có thể thay đổi tỷ lệ bằng cách giữ nguyên phần vốn của Nhà nứớc trong các ngân hàng và phát hành thêm cổ phần ra bên ngoài. Lý do là vì căn cứ điều kiện hiện nay của Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về vốn, công nghệ, do đó, ngân hàng này vẫn cần tiếp tục nhiệm vụ
duy trì thực hiện chủ trường phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ từ nay tới năm 2020 và 2025.
Đối với các ngân hàng thương mại còn lại như: BIDV, Vietinbank , việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nứớc sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng. Điều này phù hợp với những cam kết mở cửa của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, NHTMCP Nhà nước nói riêng. Khi nền kinh tế có độ mở lớn hơn, gia nhập các tổ chức, cộng đồng quốc tế, hiệp định TPP... thì việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức hợp lý vừa tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, vừa dần nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước thông qua công cụ gián tiếp thay vì trực tiếp sở hữu vốn cổ phần chi phối trong hệ thống.
3.3.2.4. Đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật trong hoạt động ngân hàng thương mại
NHNN cần tiếp tục sát sao chỉ đạo theo đúng tiến độ của Đề án 254 và phải rút được kinh nghiệm từ các đề án trước. Chỉ có tái cấu trúc ngân hàng thì hệ thống mới lành mạnh, hoạt động an toàn và hiệu quả được. Và khi đó, sân chơi ngân hàng mới có thể hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến trình cổ phần hóa mới có thể thành công được.
NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý về cổ phần hóa ngân hàng thương mại Nhà nước để việc cổ phần được diễn ra trong môi trường pháp luật đầy đủ hơn, tránh những lúng túng khi xử lý. Cụ thể, các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh quá trình cổ phần
hóa cần được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hơn. Cần quy định rõ ràng hơn các quy định sao cho phù hợp với từng đặc thù riêng của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Các quy định hay cơ chế định giá ngân hàng hiện nay vẫn còn khá bất cập và quá nhiều quy định cồng kềnh, một phần lớn tài sản đã và đang được đầu tư không chỉ ở thị trường trong nước và còn tại thị trường quốc tế. Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào thực sự chuyên nghiệp về định giá ngân hàng, định giá thương hiệu. Chính vì vậy, cần thu gọn bộ máy tổ chức, giải thể các đơn vị thành viên kém hiệu quả, đồng thời, có quy định rõ ràng về việc mời các tổ chức tài chính lớn và có kinh nghiệm xác định giá trị ngân hàng, đảm bảo tính công khai và độc lập. Tuy nhiên, đó là những giải pháp trước mắt, trong tương lai, cần phát triển và nâng cao chất lượng định giá của các tổ chức trong nước, hạn chế sự phụ thuộc vào bên ngoài.
72
Ngoài ra, các quy định liên quan đến việc công khai hóa thông tin, những nội dung cần đuợc công khai và thời gian công khai cần đuợc cần đuợc xem xét kỹ luống hơn, đặc biệt là quy định liên quan đến việc công khai hóa các báo cáo tài chính của các ngân hàng. Hiện nay, các quy định này còn khá hạn chế. Việc minh bạch, công khai thông tin giúp ngân hàng thuơng mại tạo dựng đuợc lòng tin của công chúng và các nhà đầu tu đối với hoạt động ngân hàng.
Xây dựng các văn bản luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng rất quan trọng. Các quy định về cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu. Các quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thì hầu nhu chua có. Sự gia tăng các ngân hàng trong khi tổng thị phần không đổi khiến mức độ cạnh tranh trở nên càng gay gắt. Điều này có thể làm xuất hiện các hình thức và công cụ cạnh tranh không lành mạnh, có thể gây xáo trộn, thậm chí rối loạn thị truờng. Vì thế, các quy định liên quan đến vấn đề này cần sớm ban hành để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển ổn định của các ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.3.3.1. Tăng cường minh bạch công khai thông tin
Truớc đòi hỏi ngày càng khắt khe của các ngân hàng thì tính minh bạch trong thông tin của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Khi một doanh nghiệp có tính minh bạch thông tin cao, tăng cuờng trao đổi thông thì các DNVVN có thể tiếp cận đuợc các nguồn vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn. Khi đuợc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài tính chính xác của thông tin thì việc cung cấp đủ, đúng thời hạn cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo đuợc niềm tin từ ngân hàng. Đồng thời, khi doanh nghiệp trung thực trong cung cấp thông tin giúp các ngân hàng hạn chế đuợc rủi ro, giảm chi phí và thời gian để thẩm định, cũng nhu cho vay, ngân hàng sẽ có động lực để hỗ trợ lâu dài cho doanh nghiệp. Vì thế các DNVVN nên tích cực, chủ động cung cấp các thông tin cần thiết một cách trung thực, đầy đủ cho ngân hàng góp phần hỗ trợ ngân hàng rút ngắn thời gian cho vay cũng nhu gia tăng uy tín cho doanh nghiệp để duy trì mối quan hệ với ngân hàng cho những giao dịch kinh tế sau này một cách lâu dài, bền vững.
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng nhân sự của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày nay ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn. Có hai nguyên nhân chính của thực trạng này: (i) doanh nghiệp thấy không cần thiết vì không có giúp ích gì cho doanh nghiệp; (ii) doanh nghiệp không muốn bỏ tiền ra để đào tạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên hơn nếu muốn tồn tại và phát triển.
Để đuợc đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên phải làm cam kết phục vụ lại cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Có đuợc nhu vậy thì chất luợng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới đuợc nâng cao, tăng tính cạnh tranh trên thị truờng từ đó tăng đuợc thị phần, uy tín và thuơng hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là tăng sự tin tuởng của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.
Hoạt động trong nền kinh tế thị truờng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ nhu ngày nay, việc nâng cao trình độ quản lý là điều rất cần thiết đối với Ban lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt là nâng cao về trình độ quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán. Hiện nay, có khoảng 40% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp trở xuống, trong khi đó cơ hội và môi truờng học tập ở Việt Nam đang rất thuận lợi. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên tham gia học tập để nâng cao trình độquản lý của mình và đó cũng là lợi thế trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng cũng nhu các nguồn vốn khác (các quỹ tín dụng).
3.3.3.3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng phải chủ động hội nhập, để thực hiện điều này các doanh nghiệp cần phải quan tâm nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất luợng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì lẽ đó việc áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế về