Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 34)

5. Kết cấu đề tài

1.3.2. Bài học cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm trong công tác nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN của các nuớc: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nhu sau:

Một là, việc phát triển mạnh quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN là vô cùng cần thiết. Nguồn vốn này có thể do Ngân sách Nhà nuớc cấp hoặc có sự trợ giúp từ các tổ chức tài chính khác. Quỹ này sẽ giúp các DNVVN có thể vay vốn ngân hàng khi điều kiện thế chấp chua đảm bảo. Điều này sẽ giúp tạo thêm thuận lợi cho các DNVVN đủ tiêu chuẩn đuợc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Hai là, thành lập các tổ chức hỗ trợ DNVVN vay vốn với lãi suất uu đãi: Vốn quyết định các hoạt động của doanh nghiệp về phát triển mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, khả năng cạnh tranh, tay nghề nguời lao động ... Vì vậy thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp không giải quyết đuợc vấn đề gì, làm cho sản xuất ngung trệ. Do đó hỗ trợ tài chính cho các DNVVN là việc làm đầu tiên cần đuợc quan tâm đến. Chính phủ các nuớc đã thành lập các tổ chức nhằm hỗ trợvốn cho các DNVVN mà đặc biệt hỗ trợ vốn tín dụng ngân hàng. Các tổ chức này giúp các DNVVN dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, tổ chức còn tạo điều kiện cho các DNVVN vay với lãi suất uu đãi hoặc các ngân hàng thuơng mại buộc phải dành một luợng vốn nhất định cho các DNVVN mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất.

Ba là, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách riêng cho các DNVVN: để hoạt động của các DNVVN đuợc thuận lợi thì một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất là rất quan trọng trong nền kinh tế thị truờng hiện nay. Nhà nuớc ta cần có những chính sách hỗ trợ cho các DNVVN là điều hết sức cần thiết. Các chính sách đó phải chú trọng việc khai thác và huy động hợp lý các nguồn vốn luôn là một nhiệm vụ trung tâm, một uu tiên hàng đầu trong chiến luợc phát triển doanh nghiệp nói chung và DNVVN và vừa nói riêng. Đặc biệt là các chính sách riêng cho các DNVVN nhu: xác định đối tuợng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực uu tiên, uu đãi, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, ngoại thành ... Khi khung pháp lý cho DNVVN ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ truơng khuyến khích phát triển DNVVN ở nuớc ta. Kèm theo đó là những chính

23

sách thông thoáng và cởi mở để DNVVN có thể tự mình tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ tài chính, tín dụng, thông tin thị trường ... diễn ra trên thị trường thế giới.

Bốn là, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục cải thiện quy trình, chính sách cho vay để các DNVVN có thể tiếp cận được nguồn tín dụng một cách dễ dàng hơn. Các ngân hàng có thể tăng thêm các ưu đãi cho các DNVVN bằng các chính sách như: chương trình ưu đãi lãi suất, giảm mức độ các tiêu chuẩn cho vay,...

Năm 2014 Sứ mệnh, tầm nhìn

Tông tài sản 179.610 tỷ đồng - Đón nhận sự khác biệt để phát

triển

ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: (i) định hướng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh.

- Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Vốn điều lệ 9.377 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế 114 tỷ

Vị trí

Nhóm A (Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn) [8]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •

Tăng trưởng tín dụng lành mạnh luôn là mục tiêu quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề nghiên cứu những lý luận cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời làm rõ những nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, bài khóa luận còn tìm hiểu kinh nghiệm tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước Châu Á có đặc điểm tương đồng với Việt Nam để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Các cơ sở lý luận chương 1 sẽ làm nền tảng cho các đánh giá ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DUNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN Á CHÂU

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần ÁChâu Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993. Quy mô ngân hàng gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Một số chỉ tiêu chính về quy mô của ngân hàng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nguồn: website của ACB

Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu hàng đầu của ACB là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước. Cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược hoạt động là:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, ROE mục tiêu là 30% để tối đa hóa lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Quyết tâm xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh trước thị trường cạnh tranh chưa hoàn hảo của Việt Nam

Định hướng phát triển kinh doanh của ACB thể hiện ở các mảng hoạt động chính của ngân hàng hiện nay theo đó:

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ: ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp: ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường DNVVN sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB.

Trong lĩnh vực thị trường tài chính: ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

Ngoài ra, chiến lược tăng trưởng của ACB hiện nay là:

Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, như các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận

27

thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v... Để thực hiện mục tiêu tăng truởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và uu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến luợc là Ngân hàng Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng nhu công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.

Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng truởng không cơ học này và thực hiện chiến luợc hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Giai đoạn 2012-2014, ACB cùng thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống ngân hàng đó là tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động và tổ chức của ngân hàng. Sau một loạt các biến động lớn về bộ máy quản trị và hàng loạt các sai phạm xảy ra, ACB đang từng buớc thận trọng cải tổ lại hoạt động và cả bộ máy quản lý của mình. Đến nay. ACB đang dần vuợt qua khủng hoảng và có hy vọng trở lại top của các ngân hàng thuơng mại dẫn đầu. Xét trong giai đoạn 2012-2014, tình hình kinh doanh của ACB nhu sau:

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thuơng mại, tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Giai đoạn 2012-2014, ACB đẩy mạnh huy động tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp bằng nhiều chính sách uu đãi hấp dẫn về lãi suất, phí dịch vụ các các quà tặng kèm theo. Các chính sách huy động đuợc đua ra ngày càng cải tiến và thu hút đuợc nguời gửi tiền. Thông qua các biện pháp đó, nguồn vốn huy động của ACB đã sự tăng truởng ổn định.

Hình 2.1: Tăng trưởng vốn tiền gửi của ACB giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB 2012-2014

Năm 2012, ngay sau khi tin tức về ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt lan ra, sự cố rút tiền hàng loạt đã xảy đến với ACB. Khách hàng cá nhân đã ồ ạt đến rút tiền mặt. Ngày đầu sau khi bầu Kiên bị bắt giữ, NHNN đã phải sử dụng xe tải để vận chuyển tiền mặt cho ACB và bơm khoảng 5.000 tỷ đồng cho ACB. Tổng cộng, NHNN đã phải bơm 16.000 tỷ đồng để giúp ổn định tình hình, 22.768 tỷ đồng tiền gửi đã bị rút ra khỏi ACB trong Qúy 3/2012, và quy mô tiền gửi khách hàng đã bị giảm 12% trong năm 2012. Nhờ vào quá trình tái cơ cấu và sự lãnh đạo mới, ACB dường như đã dần lấy lại được niềm tin của khách hàng, tiền gửi khách hàng tăng trở lại 10,3% trong năm 2013 và 10% trong 6 tháng đầu 2014. Điều này cho thấy ACB luôn chứng minh được thế mạnh của mình khi giữ vững tăng trưởng vốn huy động mặc cho gặp khó khăn về uy tín thương hiệu của mình sau sự cố về ban quản trị. Vốn huy động tăng 7% và 9% lần lượt cho 2 năm 2013 và 2014 để đạt quy mô hơn 150 nghìn tỷ đồng vào năm 2014, nằm trong top đầu các ngân hàng có quy mô vốn huy động lớn nhất trong hệ thống. Các chỉ tiêu thực tế đều đạt 97% so với kế hoạch đã đề ra cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của người gửi tiền. Trong giai đoạn này, do trần lãi suất tiền gửi bị khống chế, nên việc đạt được tăng trưởng đều đặn như ACB là rất đáng khích lệ, cho thấy các chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng gửi tiền và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng đang ngày càng được cải thiện.

Năm 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 12.869.170 17.798.615 20.539.098 4.929.445 3 8 2.740.483 15 Tiền gửi có kỳ hạn 6.346.669 11.787.998 16.436.657 5.441.329 8 6 4.648.659 39 Tiền gửi tiết kiệm 104.596.065 106.696.736 115.554.540 2.100.671 2 8.857.804 8 Tiền gửi ký quỹ 1.188.628 1.302.642 1.555.687 114.014 1 0 253.045 19 Tiền gửi vốn chuyên dùng 143.063 525.025 527.606 381.962 267 2.581 0,49 29

Các kết quả đáng khích lệ này sẽ tạo đà cho việc hoàn thành kế hoạch mục tiêu tăng quy mô lên 174 nghìn tỷ vào năm 2015.

Hình 2.2: Quy mô vốn huy động theo nguồn gốc huy động

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB 2012-2014 Xét theo nguồn gốc huy động, nguồn vốn huy động của ACB vẫn chủ yếu đến từ các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp với tỷ trọng hơn 70%. Đây là nguồn vốn ổn định và lâu dài xét theo thời gian và tuơng đối bền vững nếu không có biến cố lớn nào xảy ra để ảnh huởng tâm lý khách hàng. Nguồn tín dụng từ việc đi vay NHNN chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và không đáng kể. Việc phát hành các giấy tờ có giá trung, dài hạn cũng đuợc diễn ra đều đặn hàng năm để giúp đa dạng hóa nguồn tiền gửi. Các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác thì đang giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Thông tu 21/2012 của NHNN có hiệu lực từ 1/9, quy định các ngân hàng chỉ đuợc phép cho vay và vay lẫn nhau, không đuợc gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán đã khiến khoản mục này bị giảm đáng kể. Để phân tích sâu hơn nguồn vốn của ngân hàng, cần đi sâu phân tích chỉ tiêu mang tính trọng yếu cao nhất là khoản mục tiền gửi khách hàng.

30

Bảng 2.2: Bảng so sánh tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2012- 2014

Xét theo kỳ hạn, các kỳ hạn dài và ổn định như tiền gửi tiêt kiệm và tiền gửi có kỳ hạn vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền gửi và đang có sự tăng lên mạnh mẽ của tiền gửi có kỳ hạn cho thấy ACB đang chú trọng hơn về đồi tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế. Tiền gửi thanh toán cũng giữ tỷ trọng lớn và xét theo quy mô thì tương đối ổn định và đây là nguồn vốn giá rẻ nhất trong các nguồn nên được ngân hàng triệt để khai thác. Tuy nhiên, vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác, mức độ tăng trưởng của các tiền gửi đều giảm và không đạt như mong đợi khi mà tiền gửi thanh toán chỉ tăng có 15%, thấp hơn nhiều mức 38% của năm trước, tiền gửi có kỳ hạn cũng chỉ tăng trưởng gần 40% trong khi đạt 86% vào năm liền trước.

31

Hình 2.3: Tỷ trọng tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB 2012-2014

Xét theo đối tượng khách hàng, tiền gửi thu hút từ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ mà thay vào đó là sự tăng dần tiền gửi từ các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân như đã phân tích ở trên về khoản mục tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Dù vậy, nhiều chính sách ưu đãi thu hút tiền gửi cá nhân vẫn được tung ra đều đặn để tăng quy mô của nguồn vốn này như: chương trình Thiên thần nhỏ, Đắc tài đắc lộc, tiết kiệm Đại lộc... Các nguồn vốn huy động từ các công ty liên doanh, công ty có vốn nước ngoài và doanh nghiệp Nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w