Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 65 - 69)

5. Kết cấu đề tài

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Nhân sự chưa mạnh

Nhân sự của ACB tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong khi các khu vực khác còn thiếu và yếu khá nhiều nhân sự. Dù đã triển khai cả 2 kênh bán hàng truyền thống và hiện đại nhung việc thiếu nhân sự và kinh nghiệm trong telesale, tiếp thị, marketing và thuyết phục khách hàng mà chua phát huy đuợc hết hiệu quả các kênh phân phối. Hơn nữa các cán bộ tín dụng chua thực sự năng động, tích cực trong việc tìm kiếm và phát triển khách hàng mà còn tâm lý ỷ lại vào cấp trên.

Quá tập trung cho vay cá nhân

Trong những năm trở lại đây, ACB đẩy mạnh cho vay cá nhân thông qua các gói sản phẩm mua nhà, mua xe... Các hoạt động quảng cáo, markrting hầu hết đều tập trung vào mảng khách hàng cá nhân với hàng loạt các kênh quảng cáo nhu báo chí, internet hay ngay tại quầy giao dịch còn mảng khách hàng doanh nghiệp (đặc biệt là khách hàng SME) thì hầu nhu ít đuợc chú trọng trong công tác truyền thông, công tác này chỉ thực sự đuợc quan tâm hơn từ năm 2013 nhung vẫn chua đủ. Thông tin về các sản phẩm dịch trên website của ngân hàng còn ở mức đơn giản, ít cập nhật.

Công nghệ thiếu đổi mới và cập nhật

Mặc dù có sự đổi mới trong công nghệ phần mềm nhu xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung, độ an toàn cao theo tiêu chuẩn quốc tế với cơ sở dữ liệu chuẩn, song các máy tính hay thiết bị công nghệ khác vẫn chua đuợc đầu tu đúng mức. Các phầm mềm sử dụng soạn thảo hàng ngày còn chua cập nhật. Các máy tính tại chi nhánh, phòng giao

dịch thì cũ và cấu hình chậm, không đảm bảo hiệu suất công việc cho các cán bộ tín dụng.

Quản trị rủi ro tín dụng thiếu định lượng

Hiện nay, công tác xếp hạng tín dụng hiện tại của ACB đang sử dụng phương pháp dựa trên kinh nghiệm ở cấp độ phát triển là phương pháp chuyên gia. Việc xếp hạng mang nặng các chỉ tiêu định tính mà thiếu đi các chỉ tiêu định lượng sẽ là hạn chế của ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro. Mặc dù hệ thống chỉ tiêu khá chi tiết tuy nhiên vẫn cần bổ sung một số chỉ tiêu như: số lượng đối thủ cạnh tranh, đặc điểm riêng từng ngành để cho thấy rõ tính chất của từng doanh nghiệp hơn. Các chỉ tiêu phi tài chính đã được đề cập nhưng dựa vào xét đoán của CBTD là chủ yếu do vậy có thể thiếu khách quan khi đánh giá, phân tích. Trọng số của chỉ tiêu chưa đề cập đến thời hạn vay, yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá khách hàng, đặc biệt là mức độ rủi ro. Với khoản vay ngắn hạn cần quan tâm nhiêu hơn đến các chỉ tiêu: khả năng thanh toán nhanh, vòng quay khoản phải thu.... Với khoản vay dài hạn thì cần quan tâm hơn đến dự án: tính khả thi, khả năng hoàn vốn, tính hiệu quả dự án mang lại, và các chính sách của nhà nước trong tương lai,. Các chỉ tiêu phi tài chính cần đưa thêm nhóm chỉ tiêu về ảnh hưởng của chính sách của nhà nước tới lĩnh vực, tình hình hoạt động kinh doanh của DN bởi nếu nằm trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì khả năng thu lợi sẽ rất cao tuy nhiên nếu bị hạn chế thì lợi nhuận của dự án sẽ giảm đi đáng kể, ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tài sản đảm bảo giá trị thấp, không ổn định

Các tài sản đảm bảo của các DNVVN chủ yếu là các nhà xưởng, máy móc chuyên dụng, hàng tồn kho có tính khả mại thấp, giá thị trường biến động. Thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên cộng thêm sức tiêu dùng yếu khiến hàng tốn kho nhiều làm tính khả mại của các tài sản này càng thấp. Các ngân hàng thiết kế khẩu vị rủi ro cao càng khiến tỷ lệ vay vốn/giá tri tài sản càng thấp. DNVVN sẽ rất khó tiếp cận về vốn nếu không có sự trợ giúp từ phía Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư thiếu hiệu quả

Các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư là yếu tố quan trọng để ra quyết định tín dụng. Phương án và dự án hiệu quả để ngân hàng nhận thấy tiềm năng có thể thu hồi được vốn, lãi trong tương lai thì ngân hàng mới có thể yên tâm đầu tư vốn của mình. Tuy nhiên, sự non kém và thiếu tư vấn trong việc thiết kế các phương

53

án, dự án khiến ngân hàng không nhìn thấy các tiềm năng đầu tư. Các DNVVN nên tăng cường chất lượng nhân sự hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn tài chính để tăng thêm tính khả thi và hiệu quả của các phương án, dự án.

Rủi ro đạo đức

Chính sự không cân xứng về thông tin đã tạo khe hở cho nhiều DNVVN lách luật, sử dụng vốn vay không đúng mục đích gây tổn thất lớn cho ngân hàng làm ảnh hưởng nhiều đến nhìn nhận của ngân hàng về các doanh nghiệp này trong những lần quan

hệ sau. Rủi ro đạo đức lớn khiến các ngân hàng e ngại cho vay cho các doanh nghiệp.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường pháp lý chưa chặt chẽ

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng với các DNVVN còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Tại Việt Nam chưa có một cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vì thế các ngân hàng bị thiếu thông tin khi xem xét quyết định cho vay. Điều này không những hạn chế sự tăng trưởng tín dụng mà còn gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

Môi trường vĩ mô bất ổn

Cầu thấp, đầu tư dàn trải không hiệu quả khiến nền kinh tế trì chệ và các doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển được trong giai đoạn này. Sự khó khăn chung của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp càng khó tiếp cận vốn hơn do các phương án, dự án đều thiếu tính khả thi trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Ngân hàng sẽ dè dặt hơn trong việc cho vay và thắt chặt tín dụng hơn trong điều kiện như vậy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •

Thông qua việc tìm hiểu sơ bộ quá trình hình thành và phát triển của ACB, cùng với việc nêu bật đuợc thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và đặc biệt đi sâu vào tình hình tăng truởng tín dụng đối với DNVVN bằng các chỉ tiêu đánh giá đuợc nêu ở chuơng 1, chuơng 2 khóa luận đã chỉ ra đuợc những kết quả mà ACB đã làm đuợc trong 3 năm trở lại đây, đồng thời cũng xác định những hạn chế còn tồn tại của ngân hàng và nguyên nhân của những khó khăn này. Các chỉ tiêu đều đuợc đánh giá bám sát khung đánh giá từ chuơng 1 để từ đó, thiết kế những giải pháp và đua ra đuợc các khuyến nghị phù hợp ở chuơng 3 giúp ACB tăng truởng tín dụng DNVVN một cách bền vững.

55

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 161 (Trang 65 - 69)