Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần bất động sản phúc lộc (Trang 96 - 101)

sinh

Công tác thanh tra, kiểm tra giúp cho tổ chức xác định được tình hình thực tế xảy ra để đánh giá, xem xét đồng thời đảm bảo các bộ phận thực hiện đầy đủ các quy trình từ tổng thể đến chi tiết của một chủ trương chính sách cụ thể. Vì vậy để hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra tại công ty cổ phần bất động sản cần thiện một cách trình tự như sau.

Đầu tiên phải xác định được quy trình thanh tra, tiếp đến là đội ngũ nhân lực thanh tra, các đối tượng cần thanh tra và đặc biệt phải tiến hành thanh tra với

phương châm một cách từ tổng thể cho đến cụ thể và chi tiết của từng quá trình để từ đó căn cứ đánh giá được tình hình thực tế đang xảy ra một cách trực quan.

Thứ hai công tác thanh tra phải tiến hành ngay từ bước lập kế hoạch, cho đến người lập kế hoạch xem có phù hợp với thực tế đang diễn ra hay không bởi vì mọi sự vật hiện tượng luôn vận động không ngừng nên phải luôn xem xét để nhìn thấy rõ được vấn đề một cách kịp thời để đề ra phương châm đúng.

Thứ ba phải tiến hành thanh tra làm rõ từng chi tiết của công tác tổ chức và thực hiện kế hoạch như với phương châm kế hoạch như vậy thì cần phải có đội ngũ nhân lực như thế nào, khi tiến hành tuyển dụng nhân lực thì cụ thể về hồ sơ sang lọc ứng viên ra sao theo các tiêu chí đặt ra có đảm bảo phù hợp với đối tượng nhân lực cần hay không, bộ câu hỏi phỏng vấn như thế nào, người thực hiện phỏng vấn đó có đủ trình độ, chức năng thực hiện hay không. Bộ máy quản lý thì hoạt động có đúng với chức năng đã xác định hay không, có hoàn thành được chức quản lý nhân lực cũng như tham mưu cho cấp lãnh đạo hay chưa.

Thứ tư đội ngũ thanh tra nên cần phải tổ chức đội ngũ phải đủ về trình độ để đáp ứng công việc cũng như hoạt động với phương châm khách quan nhất. Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyên biệt, độc lập để thực hiện trên phương châm làm việc khách quan nhất vì hiện nay thành phần đội ngũ thanh tra, kiểm tra chủ yếu lại là đội ngũ đang thực thi các nội dung công việc cần thanh tra bởi vậy mà tính khách quan để chỉ ra các thiếu sót chưa được hiệu quả. Bởi vậy mà hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh của Công ty chưa thực sự khoa học do đó kết quả mang lại tính chủ quan, dựa và nhận xét và cảm tính của người quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện một cách khoa học cụ thể và chi tiết như sau:

- Thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành của kế hoạch trong hoạt động thực tế thực hiện kế hoạch, cũng như xem xét những đề mục chưa hoàn thành trong kế hoạch đề ra.

- Xem xét nguyên nhân dẫn đến các đề mục chưa hoàn thành

- Tiến hành rà soát tổng thể đến chi tiết ở các khâu từ lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện kế hoạch cụ thể xem từng công việc đó có thực hiện đúng với

quy định đã ban hành và đề ra hướng dẫn hay không. Trong đó như việc tuyển dụng thì sàng lọc hồ sơ đã thực hiện đúng chưa, nội dung phỏng vấn đã phù hợp với yêu cầu lựa chọn nhân lực sát với thực tế hay chưa, các kênh tuyển dụng còn đảm bảo đáp ứng mục tiêu trong thời gian tới hay không, chi phí phục vụ tuyển dụng đã hợp lý chưa. Tiếp đến đó là nội dung đào tạo và phương thức đào tạo còn hạn chế, thiếu sót chưa phù hợp thực tiễn, việc bố trí sử dụng nhân lực đã hợp lý với từng vị trí chưa, trong việc bố trí và sử dụng nhân lực thì có chịu sự chi phối của điều gì không như các mối quan hệ người thân, ưu ái riêng hoặc thiên vị với từng nhân lực. Việc quản lý và kiểm soát của quản lý đối với nhân lực thuộc thẩm quyền của mình qua phương thức nào, đồng thời phương thức đó đã đáp ứng yêu cầu hay chưa cũng như có đảm bảo được sự phù hợp đó đến khi nào. Cuối cùng các vấn đề phát sinh được chỉ ra thì giải pháp xử lý các phát sinh đó đã phù hợp hay chưa, có đảm bảo xử lý triệt để hay không hay đó chỉ là những giải pháp tình huống chưa đảm bảo xử lý triệt để. Ngoài ra không thể thiếu đó là thời gian tổ chức tiến hành thanh tra có nên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

KẾT LUẬN

Nhân lực là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định thắng bại của doanh nghiệp mang tính chiến lược, cũng là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đồng thời nó là một nguồn lực vô tận đối với doanh nghiệp. Vì chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp đều phải có nhưng trong đó có tài nguyên nhân văn là con người lại đặc biệt quan trọng vì không có con người làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp đó không thể đạt tới mục tiêu. Bởi vậy để có thể phát triển doanh nghiệp theo chiến lược và mục tiêu đã định thì việc quản lý nhân lực để phục yêu cầu đó là rất quan trọng nên đối tượng nghiên cứu của đề tài về các hoạt động của quản lý nhân lực là chính xác.

Bởi vậy nhận biết được tầm quan trọng của nhân lực trong chiến lược phát triển công ty cổ phần bất động sản Phúc Lộc cũng đã nỗ lực thực hiện các công tác về quản lý nhân lực cho phù hợp với tình hình thực tế như thực hiện công tác về lập kế hoạch, tổ chức nhân lực thực hiện, các chính sách về phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng đối với nhân lực và đạt được một số kết quả như đạt được mục tiêu về thị phần, doanh thu và quy mô nhân lực.

Thông qua nghiên cứu đề tài cũng muốn kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực của công ty cổ phần bất động sản Phúc Lộc. Nhưng để có thể quản lý nhân lực ở mức tối ưu nhất thì các hoạt động quản lý ở các quy trình đều phải hoạt động tối ưu vậy nên phải thực hiện đồng thời các giải pháp trên. Trong đó có giải pháp về công tác tác đào tạo và chính sách đãi ngộ là quan trọng cần phải chú trọng thực hiện cũng như đầu tư mạnh mẽ vì để nhân lực hoạt động hiệu quả thì điều cốt lõi là trình độ của nhân lực cũng phải không ngừng tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi ích của nhân lực để họ đồng lòng và quyết tâm gắn bó cùng công ty thực hiện mục tiêu trong mọi hoàn cảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Hoài An, 2015. Quản lý nhân lực tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.

2. Nguyễn Tuấn Anh, 2018 . Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Midtown Huế, Luận văn thạc sỹ.

3. Nguyễn Thị Thanh Bình, 2019. Xu hướng quản trị nhân lực trong kỷ nguyên số. Tạp chí tài chính.

4. Minh Châu, 2019. Kỹ năng quản lý nhân sự của người Nhật. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Phạm Tiến Cường, 2010. Công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị y tế Hà Nội, Luận văn thạc sỹ.

6. Nhã Đan, 2018. Đã tới lúc môi giới bất động sản phải thay đổi. Tạp chí tài chính.

7. Lê Thị Ái Lâm, 2002. Phát triển nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á: Kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án tiến sỹ.

8. Lê Thị Vân Hạnh, 2013. Quản lý nhân lực hay quản lý nhân sự. Tạp chí tổ chức nhà nước.

9. Ngô Thị Tân Hương và Nguyễn Thị Thu Phương, 2019. Tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Tạp chí giáo dục.

10. Dương Đại Lâm, Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại viễn thông Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ.

11. Vũ Hồng Liên, 2012. Nâng cao chất lượng nhân lực của chi nhánh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Vĩnh Tường. Luận văn thạc sỹ.

12. Đặng Hoàng Linh và Nguyễn Đức Tuấn, 2018. Nhân lực trong hoạt động ngân hàng và một số khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng.

13. Lê Thị Ngọc Lý, Một số giải pháp hoàn thiện quản trị lực tại công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su, Luận văn thạc sỹ.

14. Đỗ Hoàng Lan, 2019. Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp. NXB Lao Động, Hà Nội.

15.Phòng Hành chính nhân sự Công ty bất động sản Phúc Lộc, Báo cáo nhân sự hàng năm.

16. Tạ Văn Phương, 2017. Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản của tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị. Luận văn thạc sỹ.

17. Nguyễn Thị Xuân và Phạm Thùy Dương, 2017. Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tạp chí tài chính.

18. Nguyễn Tấn Thịnh, 2008. Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. NXB khoa học kỹ thuật.

19. Phạm Đức Toàn, 2019. Quản lý nhân lực trong khu vực công ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí khoa học nội vụ.

20. Đinh Văn Tới, 2017. Tác động của các biện pháp quản trị nhân lực đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 490- Tháng 3/2017, trang 51- 56.

21. Thành Trung, 2014. Quản lý nhân sự - góc nhìn khác. Tạp chí doanh nhân online.

22. Nguyễn Thị Lê Trâm, 2016. Quản trị nhân lực tại doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và một số kiến nghị. Tạp chí tài chính.

23. Nguyễn Văn Việt, 2020. Bàn về kinh doanh bất động sản đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tạp chí công thương.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần bất động sản phúc lộc (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w