5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
tại Thủ đô Hà Nội
“Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong suốt cuộc đời phát triển của mỗi con người.”(Nguyễn Thị Bình-nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hiện nay, trình độ đào tạo của giáo viên mầm non (GVMN) có sự chênh lệch rất lớn về bằng cấp và chất lượng đào tạo. Về mặt bằng cấp, có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ; về mặt chất lượng đào tạo, có đào tạo Tập trung, đào tạo Tại chức, đào tạo Từ xa, Vừa học vừa làm… Thực trạng này làm cho chất lượng chuyên môn, tay nghề của giáo viên trong các trường mầm non có sự phân hóa “cao - thấp” rõ rệt.
Thuận lợi:
- 100% GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó GVMN các trường công lập có trình độ trên chuẩn đạt 81,8 %;
- Nhiều CBQL cấp MN tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, là những hạt giống tốt để lan tỏa tình yêu nghề và tinh thần đổi mới mạnh mẽ cho GV.
- Đội ngũ CBQL, GVMN có truyền thống đoàn kết, sẻ chia, ham học hỏi để giúp nhau cùng tiến bộ.
Khó khăn:
- GVMN làm việc tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập chủ yếu được đào tạo theo hình thức Liên kết, Vừa học vừa làm, Tại chức…nên chất lượng còn nhiều hạn chế.
30
- Số lượng GV làm việc tại các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm tỷ lệ nhiều hơn các trường công lập, họ thường xuyên thay đổi địa bàn làm việc, “nay đây, mai đó”, có khi vừa bồi dưỡng xong lại xin thôi việc, gây nên sự mất ổn định rất lớn cho các cơ sở GDMN.
Thành phố Hà Nội nằm trong top các thành phố lớn nhất cả nước. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về sự nghiệp giáo dục, đây là cái nôi tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho xã hội. Sau 5 năm thực hiện vấn đề cơ chế tự chủ tài chính xây dựng trường học chất lượng cao (CLC) mô hình này đã có bước đột phá về chất lượng giáo dục và góp phần giảm ngân sách của Nhà nước đầu tư chi cho các dịch vụ giáo dục CLC. Trong quá trình trường CLC thực hiện tự chủ, các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT, việc thực hiện tự chủ chi thường xuyên từ nguồn thu là mức trần học phí được HĐND TP quy định. Qua đó đã tạo thuận lợi và giúp các trường CLC chủ động thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng giáo dục và tạo sự uy tín cho nhà trường đối với cha mẹ học sinh. Không chỉ thế, chất lượng đầu ra của học sinh đáp ứng yêu cầu, mong muốn của cha mẹ học sinh. Thể hiện rõ nhất qua những kỳ thi tuyển sinh vào các cấp cao hơn, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ của học sinh trong hội nhập quốc tế khi học cấp học cao hơn. Trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính, trường mầm non CLC đã gặp khó khăn nguồn thu không đảm bảo chi do số lượng học sinh và quy mô không đông như các trường phổ thông. Hơn nữa, trường mầm non chủ yếu thực hiện các dịch vụ CLC là chăm sóc trẻ nên không thể hiện được rõ nét chất lượng giáo dục bằng các trường tiểu học, THCS, THPT.
Còn khó khăn chung đối với các trường CLC tự chủ tài chính đó là Nghị quyết 14 quy định khi trường CLC được tự chủ chi thường xuyên sẽ được tự chủ về nhân sự nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn đối với nhà trường. Tự chủ nhân sự là Nhà nước giao cho trường bộ khung về công tác quản lý. Có như thế, tự chủ chi thường xuyên gắn với tự chủ nhân sự mới thực sự hiệu quả. Để giải bài toán khó khăn trong trường mầm non, công việc đầu tiên là giải quyết vấn đề nhân sự, theo đó phải tổ chức lại bộ máy cho gọn hơn. Thứ nữa, giảm những phần chi khác không
trực tiếp phục vụ cho dịch vụ CLC và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ để thu hút tuyển sinh cho nhà trường.
Về vấn đề tự chủ nhân sự, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với TP về cơ chế tự chủ nhân sự. Đồng thời, sẽ tổ chức những hội thảo để thảo luận về tự chủ ở mức độ nào, được hợp đồng đối với giáo viên ra sao. Ở trường CLC, Hiệu trưởng có quyền tuyển nhân sự nhưng vì đây là trường công có sự quản lý của Nhà nước nên cần phải có bộ khung từ Ban Giám hiệu đến tổ các bộ môn. Hiệu trưởng nhà trường được quyền ký hợp đồng tuyển dụng giáo viên để đáp ứng được các yêu cầu dịch vụ của trường.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại Thành phố Đà Nẵng tại Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có quy mô lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên; đứng thứ ba toàn quốc sau Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 175 trường học ở cấp phổ thông trong đó Trung học Phổ thông có 27 trường, Trung học Cơ sở có 60 trường, Tiểu học có 104 trường, 2 trường Phổ thông Cơ sở, bên cạnh đó còn có 136 trường Mẫu giáo với 1.249 lớp học, 2.422 giáo viên và 37,8 nghìn học sinh. Trên thực tế giáo dục thành phố Đà Nẵng phát triển khá toàn diện ở tất cả các bậc học. Trong đó, thế mạnh về xã hội hóa giáo dục đã được phát huy để tạo nên một diện mạo giáo dục, đào tạo khác biệt so với các địa phương trong cả nước. Với gần 65% cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, Đà Nẵng vượt xa tỷ lệ trung bình của cả nước là 15%. Đà Nẵng cũng là địa phương đi đầu trong triển khai xây dựng trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu chế xuất, khu công nghiệp.
Ngày 11/10/2018, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành văn bản số 4601/QĐ-UBND về việc thực hiện Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025, nhằm mục tiêu phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp mầm non, đầu tư bổ sung các trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một cụ thể là tiếp tục mở rộng quy mô, mạng lưới trường, lớp, đáp ứng đủ năng lực huy động trẻ em đến trường nhất là trẻ dưới 18 tháng tuổi, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập bền vững ổn định theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. UBND thành
32
phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết, chỉ đạo các phòng GDĐT các quận, huyện triển khai thực hiện kế hoạch. Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện và hướng dẫn các quy định về định mức biên chế và các chế độ chính sách đối với giáo viên cho các cơ sở GDMN thuộc các loại hình đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thành phố giao. Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh, ngay ngày đầu tháng 11, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã triển khai các bước thực hiện Quyết định 4906/QĐ-UBND vừa được Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ ký ngày 24/10, phê duyệt chủ trương đầu tư đầu tư cơ sở vật chất tại 17 trường mầm non công lập để thí điểm nhận nuôi giữ trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi. Tránh xảy ra trường hợp bạo hành như ở nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười hồi tháng 5/2018.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, hiện nay, vấn đề tự chủ tài chính trong giáo dục đang trở thành xu thế tất yếu. Từ năm học 2019-2020 trở đi, nhiều trường công lập trên địa bàn tỉnh dự kiến thực hiện tự chủ tài chính. Đây đều là những trường được “chọn mặt gửi vàng” vì có cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng giáo dục đạt chuẩn và sẽ tiếp tục được đầu tư để nâng cao chất lượng. Thực hiện tự chủ tài chính, các nhà trường đều phải xây dựng đề án, trong đó cốt lõi là xây dựng phương án thu học phí trên nguyên tắc thu đủ bù chi. Cùng với đó còn là phương án tổ chức bộ máy, tuyển sinh, chương trình đào tạo… để bảo đảm nâng cao chất lượng, thu hút HS. Dự kiến, ở bậc học MN, Trường MN Châu Thành (TP.Vũng Tàu) sẽ là đơn vị tiên phong trong thực hiện tự chủ tài chính. Để chuẩn bị cho bước chuyển này, nhà trường đã mạnh dạn thực hiện nhiều giải pháp đột phá. Và Sau 1 tháng thử nghiệm, những đổi mới tại Trường MN Châu Thành nhận được phản hồi tích cực từ phía phụ huynh. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường MN Châu Thành khẳng định: “Đứng trước bước ngoặt này, việc đổi mới chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ là vô cùng cần thiết. Và việc đổi mới phải bắt đầu ngay từ năm học 2018-2019 nhằm giúp GV quen dần và cũng để thăm dò phản hồi từ phụ huynh HS. Dù vất vả hơn trước nhưng đội ngũ GV, nhân viên nhà trường đều đồng lòng nhất trí, chủ động sắp xếp việc gia đình để hoàn thành công việc. Ban Giám hiệu nhà trường và đội ngũ nhân viên cũng cố gắng cân đối chi tiêu để bảo đảm bữa ăn của trẻ chất lượng, đủ dinh dưỡng trong điều kiện chi phí giới hạn. Giai đoạn thí điểm này sẽ kéo dài đến hết năm học 2018-2019. Năm
học 2018-2019, nhà trường vẫn giữ nguyên mức thu theo quy định như các trường MN công lập khác (học phí từ 105-120 ngàn đồng/tháng tùy độ tuổi, tiền ăn 27 ngàn đồng/ngày/trẻ) và không thu thêm bất cứ chi phí nào. Hiện nay, nhà trường đang trong quá trình tính toán, xây dựng phương án tự chủ tài chính với mức học phí hợp lý để thu đủ bù chi áp dụng từ năm học 2019-2020”.
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tính đến cuối 2018, địa bànTP. Hồ Chí Minh có 17 KCN- KCX với tổng lao động nữ hơn 174.000 người (chiếm 62,6%). Trong đó, có tới 31% nữ công nhân đang nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi nên nhu cầu gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo rất cao. Tuy vậy, ở các KCN-KCX TP. HCM mới có 23 dự án trường mầm non, trong đó: 18 trường mầm non đã đưa vào hoạt động; 2 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, dự kiến xây dựng tại KCN Tân Bình; 2 dự án đề nghị không thực hiện do đã chuyển đổi mục đích sử dụng tại KCN Tân Tạo và KCN Lê Minh Xuân; 1 dự án đang trong quá trình chuyển giao cho đơn vị chủ quản mới tại KCN Lê Minh Xuân.
Thực trạng thiếu các trường mầm non tổ chức giữ trẻ ngoài giờ tại các KCN - KCX đang là nỗi lo lắng của hàng ngàn công nhân TP. HCM. Do các trường MNCL chỉ đáp ứng 15% nhu cầu, 85% còn lại phải dựa vào các CSGD mầm non tư thục (MNTT). Trong khi đó, học phí ở các trường MNTT đảm bảo chất lượng có mức học phí cao, gấp 5 - 9 lần so với trường công lập, trong khi lương công nhân còn thấp (khoảng 4.500.000 đồng/tháng - theo báo cáo của Liên đoàn Lao động TP. HCM).
Kinh nghiệm về quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ chí Minh là:
+ Luôn luôn đổi mới các chương trình giáo dục, chương trình giáo dục phù hợp với từng độ tuổi để mang lại hiệu quả cao.
+ Đổi mới mục tiêu, chương trình theo trình độ tiên tiến của khu vực, gắn lý luận với thực tiễn, khuyến khích tư duy độc lập.
+ Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo về cả mặt số lượng để đáp ứng tốt chương trình đào tạo tại trường theo phương pháp hiện đại giúp trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng cơ bản và kỹ năng mềm.
34
+ Tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục, nâng cao tỷ lệ NSNN cho giáo dục đào tạo. Khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào các cơ sở giáo dục đào tạo.