5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Kết quả khảo sát về công tác xây dựng các quy định, quy chế tài chính
Công tác xây dựng các quy định, quy chế tài chính là một cơ sở để đánh giá độ chính xác về các kế hoạch tài chính của nhà trường
Biểu đồ 3.5: Kết quả đánh giá công tác xây dựng các quy định, quy chế tài chính
Kết quả khảo sát ở biểu đồ trên cho thấy, công tác xây dựng các quy định, quy chế tài chính của các trường mầm non công lập được đánh giá thực hiện tốt nhất là Ban hành các quy định, quy chế tài chính và phổ biến công khai các quy định, quy chế về tài chính có điểm trung bình lần lượt là 3,36 và 3,17. Việc ban hành các quy chế chi tiêu, quản lý tài chính nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính, thu chi của nhà trường, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định, đúng quy trình, công khai, minh bạch, dân chủ và tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao; quản lý và sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, gây lãng phí các nguồn tài chính. Theo khảo nghiệm thực tế về quy chế quản lý tài chính, tài sản trong 5 trường mầm non công lập ở thành phố Thái Nguyên có thể nhận xét rằng: các trường mầm non công lập đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng, ban hành các quy định, quy chế về quản lý tài chính nội bộ và công khai dân chủ. Mục đích của việc ban hành và công khai những quy định, quy chế này nhằm: Xây dựng cơ sở, làm căn cứ
27,5 26,9 18,6 9,7 10,3 14,5 28,3 24,1 18,6 11,7 24,1 17,2 26,9 34,5 31,7 18,6 15,8 17,2 20 24,1 15,2 11,7 13,1 17,2 22,1 0 5 10 15 20 25 30 35 40
5. Việc thực thi các quy định, quy chế hợp lý 4. Tiếp thu điều chỉnh cho phù hợp với yêu
cầu thực tế
3. Xin ý kiến của BGH và các bộ phận trong trường về xây dựng quy chế
2. Phổ biến công khai các quy định, quy chế về tài chính
1. Ban hành quy chế, quy định: Quy chế chi tiêu, quản lý tài chính nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản; Quy chế công khai tài chính; Quy
chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ
86
để quản lý thu chi trong nhà trường; thực hiện theo sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo đúng quy định. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Hiệu trưởng nhà trường và các cán bộ, viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, tạo được một môi trường tốt thu hút và giữ được những người có phẩm chất, có năng lực chuyên môn, vững tay nghề; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi; tạo sự công bằng, sử dụng tài sản đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí, thất thoát.
Các tiêu chí đánh giá về việc thực thi các quy định, quy chế hợp lý (có điểm trung bình là 2,79) và tiếp thu điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế (có điểm trung bình là 2,57) có điểm trung bình thấp nhất. Lý giải điều này là do nhiều trường mầm non công lập về công tác xây dựng, ban hành và sử dụng những quy chế, quy định quản lý tài chính trước đây chưa được quan tâm, chú trọng. Chủ yếu quản lý theo kiểu truyền thống, chưa thực sự thực hiện đúng nên khi ban hành các quy định, quy chế mới cán bộ quản lý, công nhân viên chức, giáo viên,… nhà trường chưa kịp thích ứng theo sự thay đổi về các quy định tài chính mới.
Các hiệu trưởng nhà trường vẫn chủ yếu tự quyết và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc lấy ý kiến dân chủ trong khi sự tham gia này là một trong những điều kiện quan trọng và không thể thiếu giúp bảo đảm tính khả thi của quy định, quy chế khi áp dụng vào thực tiễn.
Hoạt động Xin ý kiến của các bộ phận trong nhà trường về xây dựng quy chế cũng chỉ nhận được điểm đánh giá ở mức trung bình khá là 2,82.
Tóm lại, việc xây dựng các văn bản quy định của các trường điểm đánh giá chỉ ở mức khá trở xuống. Công tác xây dựng các quy chế, quy định nội bộ là trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường cùng với đội ngũ cán bộ quản lý của các trường cần phải có trách nhiệm, tích cực tham gia, tham mưu cho lãnh đạo cấp trên và chỉ đạo, hướng dẫn tận tình cho cấp dưới về thực thi các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường như công tác kế toán và lãnh đạo các tổ chức, các đoàn thể của nhà trường,…Để bộ máy nhà trường hoạt động thực sự có hiệu quả, việc sử dụng tối ưu các nguồn tài chính thì các trường mầm non công lập cần phải coi trọng xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế tài chính chi tiêu nội bộ để làm cơ sở đảm bảo cho
hoạt động tài chính và quản lý tài chính được công khai, minh bạch, dân chủ, hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Trong đó, việc thực hiện công tác thanh kiểm tra, kiểm toán, giám sát tài chính cần được tăng cường, sát sao hơn nữa để chuẩn bị và thực hiện tốt trách nhiệm giải trình về tài chính của nhà trường và kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ.