Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội

a. Đặc điểm về Kinh tế - Xã hội

Năm 2019, với sự chỉ đạo của Trung ương, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng năm 2019 tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định; các chỉ tiêu năm 2019 cơ bản hoàn thành; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn năm 2019 đạt 9%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 739.4 nghìn tỷ đồng, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa; tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 trên địa bàn ước đạt 15,1 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán; trong đó thu nội địa 12,24 nghìn tỷ đồng, bằng 103,2% dự toán; thu xuất nhập khẩu 2,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83,5% dự toán; kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội được cải thiện rõ rệt; các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2019 đã và đang được triển khai khá đồng bộ; kết quả ban đầu có tính khả thi; quốc phòng và an ninh được giữ vững, các lĩnh vực Văn hóa – Xã hội được quan tâm đầu tư phát triển; các chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội được triển khai kịp thời và đem lại hiệu quả thiết thực trong điều kiện Kinh tế - Xã hội trong nước đã có nhiều cải

44

thiện, kinh tế diễn biến theo chiều hướng tích cực, kinh tế vĩ mô được duy trì, lạm phát được kiểm soát, tín dụng tăng cao, lãi suất ngân hàng được giữ ổn định; tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Theo số thông báo của Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước tính tăng 8,8% so với năm 2018; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 2,7%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,2%, đóng góp 6,5 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6,5%, đóng góp 2 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung; nếu năm 2020 tốc độ tăng trưởng dự ước đạt từ 7 – 8% thì tính chung bình quân hàng năm giai đoạn 2015 – 2020 sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 11%/năm, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu từ 10% trở lên).

b. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 30/09/2016 về việc ban hành Chương trình Phát triển Giáo dục – Đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019. Với sự nỗ lực phấn đấu, phát huy tối đa các tiềm năng và cơ hội, đồng thời khắc phục những khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong năm qua đã có những bước phát triển mới, duy trì củng cố vững chắc kết quả đạt được. Các chỉ tiêu đặt ra trong năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Từ đó, tạo nên bước tiến vững chắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:

Mặc dù Kinh tế - Xã hội của tỉnh có những bước phát triển nhanh, đầu tư cho giáo dục luôn được tỉnh ưu tiên hàng đầu, song do nhu cầu kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho ngành giáo dục rất lớn nên chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng quá tải về học sinh của cấp mầm non và tiểu học tại một số cơ sở giáo dục, đặc biệt là cấp mầm non ở các đô thị và khu công nghiệp nơi tập trung nhiều công nhân lao động. Với tốc độ phát triển nhanh của các khu dân cư, các hộ kinh doanh tự do tập trung về khu trung tâm sinh sống, dân số trẻ trong độ tuổi sinh đẻ gia tăng; cùng với đó là sự thiếu chủ động và hạn chế tầm nhìn trong quy hoạch mạng lưới trường, lớp; công tác dự báo nhu cầu gia tăng của trẻ tại các địa phương chưa sát thực tế,…Là những nguyên nhân chính khiến các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn T.P Thái Nguyên rơi vào tình trạng quá tải.

Chất lượng đào tạo trong những năm qua đã được nâng lên và có chuyển biến tích cực xong chưa đồng đều giữa các vùng miền đặc biệt là các xã miền núi vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Từ những khái quát về tình hình kinh tế xã hội tại các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên cho thấy việc quản lý tài chính tại một số đơn vị vẫn còn những hạn chế. Khi nền kinh tế phát triển như hiện nay việc đầu tư cho máy móc, thiết bị dạy học, thiết bị y tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu để đảm bảo trang thiết bị cho trẻ phát huy toàn diện trí óc, não bộ và rèn luyện các thói quen tốt trong sinh hoạt. Nhưng không phải tất cả các trường đều nhận thức được vấn đề này. Bên cạnh đó, việc sắp xếp số lượng trẻ trong 1 lớp còn chưa hợp lý, có những lớp đông trẻ do đó không sát sao được hết tình hình trẻ. Nhà nước có phương hướng mở thêm các trường mầm non để đảm bảo vè chất lượng giáo dục cho khu vực. Trong quá trình thực hiện thu, chi tài chính các đơn vị đã nhận thức được tầm quan trọng của thu chi sao cho phù hợp với nền kinh tế - xã hội hiện tại, với tốc độ phát triển kinh tế nhưng chưa nhận thức được rõ ràng về các khoản quan trọng cần chi, cần thực hiện ưu tiên trong năm.

Ngoài ra thu, chi còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm trong năm. Đối với các khoản thu như nguồn từ ngân sách nhà nước được duyệt phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước trong năm thực tế thu được nhiều hay ít, Ngân sách nhà nước thu được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh trong năm hoạt động tốt hay không tốt ảnh hưởng trực tiếp tới số thuế nộp cho Ngân sách Nhà nước. Đối với các khoản chi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế chi trong năm của các đơn vị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 54 - 56)