5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Kết quả khảo sát về công tác lập dự toán
Tài chính là điều kiện và dự toán ngân sách là kế hoạch điều kiện. Do đó, lập dự toán thu chi phải đi đôi với việc lập kế hoạch tài chính gắn với các hoạt động của nhà trường.
Khảo sát kế hoạch tài chính về dự toán các khoản thu chi gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trường cụ thể ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Đánh giá xây dựng kế hoạch tài chính về dự toán các khoản thu chi gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng
STT Nội dung
Mức độ đánh giá thực hiện Điểm
trung bình Rất yếu Yếu Bình thƣờng Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1 Trường có tổ chức thu thập thông tin lập kế hoạch tài chính, dự toán tài chính
05 3,5 11 7,6 43 29,7 41 28,3 45 31,0 2,71
2
Trường có huy động sự tham gia của giáo viên, nhân viên trong lập dự toán gắn với kế hoạch hoạt động và kế hoạch phát triển nhà trường
11 7,6 17 11,7 50 34,5 39 26,9 28 19,3 2,39
3
Phân bổ ngân sách cho các hoạt động trường theo kế hoạch
88
STT Nội dung
Mức độ đánh giá thực hiện Điểm
trung bình Rất yếu Yếu Bình thƣờng Tốt Rất tốt SL % SL % SL % SL % SL % 4
Trường thực hiện báo cáo, xin ý kiến của Hội đồng sư phạm trường, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật
15 10,3 21 14,5 52 35,9 30 20,7 27 18,6 2,23
Qua nội dung khảo sát bảng trên cho thấy: khi đánh giá về việc triển khai, thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính gắn với nhiệm vụ của các trường mầm non chưa tốt vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nên chỉ đạt điểm ở mức trung bình trong thang điểm 5 quy định; cao nhất cũng chỉ đạt 2,71 trong thang điểm 5 quy định. Trong đó:
Công tác thu thập thông tin phục vụ lập kế hoạch, dự toán tài chính được đánh giá thực hiện tốt nhất trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính (có điểm trung bình là 2,71); Về phân bổ ngân sách cho các hoạt động của trường (có điểm trung bình là 2,62).
Lập kế hoạch tài chính thực chất là dự toán các khoản thu chi của ngân sách, trên cơ sở đó lựa chọn các phương án hoạt động tài chính cho tương lai tổ chức và ấn định sự kiểm soát đối với các bộ phận trong tổ chức.
Lập dự toán là cần thiết nhằm phác thảo tương lai, giúp nhà trường phát triển đúng hướng và đưa ra kế hoạch thực hiện phù hợp để đạt được mục tiêu của nhà trường trong quá trình quản lý.
Nhu cầu tìm kiếm nguồn thông tin để xây dựng kế hoạch, dự toán tài chính là rất cần thiết. Với nguồn thông tin đa dạng, tùy vào từng thời kỳ, giai đoạn, từng mục đích khác nhau thì sẽ lập kế hoạch, dự toán tài chính khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là dựa trên kế hoạch hoạt động, kế hoạch phát triển của nhà trường trong ngắn hạn và trung hạn. Qua khảo nghiệm thực tế và thu được kết quả như bảng trên, có
thể kết luận rằng việc thu thập thông tin để lập kế hoạch, dự toán tài chính đã được thực hiện khá tốt, giúp cho việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công tác tài chính, sử dụng tài sản của nhà trường đạt được những kết quả tích cực nhất. Kế hoạch tài chính phải phù hợp với nhiệm vụ năm học và điều kiện của nhà trường, đặc biệt là đảm bảo đúng thời gian để nguồn vốn đạt hiệu quả cao. Nhưng năm tài chính không giống với năm học, do đó hiệu trưởng không những phải nắm vững yêu cầu nhiệm vụ năm học, tình hình sửa chữa, xây dựng nhà trường trong năm học này mà còn phải dự đoán tình hình phát triển nhà trường về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn nửa năm sau để có kế hoạch tài chính chính xác, cụ thể. Kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách là công cụ hữu ích trong việc giúp nhà trường có tầm nhìn tổng thể, bao quát hơn về nguồn tài chính cũng như việc phân phối các nguồn này tới mọi hoạt động của trường học sao cho tối ưu, hiệu quả nhất. Khi nghiên cứu dự toán thu - chi ngân sách của một số trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì tác giả thấy đa phần dự toán đều được lập theo đúng mẫu biểu tiêu chuẩn nhưng thiếu sự diễn giải dẫn đến người đọc khó có thể hiểu hết nội dung. Về nội dung dự toán chủ yếu theo các đầu công việc từ năm trước nối tiếp năm sau, chưa bám sát với nội dung, mục tiêu của kế hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dự kiến năm tiếp theo.
Các tiêu chí đánh giá về sự tham gia của giáo viên, nhân viên trong lập dự toán gắn với kế hoạch hoạt động, kế hoạch phát triển nhà trường và sự tham gia của Hội đồng sư phạm trường, Hội đồng thi đua khen thưởng – kỷ luật đều có điểm trung bình ở mức trung bình, lần lượt là 3,75; 3,87 và 3,95 nguyên nhân chủ yếu là do sự công khai dân chủ trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm không được đánh giá cao. Vai trò của Hội đồng sư phạm trường, Hội đồng thi đua khen thưởng – kỷ luật, chưa được coi trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán tài chính của các trường mầm non công lập hiện nay.