Quản lý tiền mặt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 121)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2Quản lý tiền mặt

Nhà trường cần quan tâm hơn tới công tác quản lý tiền mặt và quản lý sổ sách, chứng từ kế toán vì đây là cơ sở để chi tiền đúng đối tượng, đúng số tiền và chi đủ. Quản lý chặt chẽ các khoản chi theo đúng dự toán đồng thời đúng cấp duyệt, phê chuẩn khoản chi. Các khoản chi cần xem xét về giá trị thực chi so với thực tế đã được kiểm tra để đảm bảo vừa chính xác và tránh lãnh phí, tham ô.

Quỹ tiền mặt cần được quản lý chặt chẽ về mặt giá trị. Các khoản thực hiện chi tiền mặt dễ xảy ra tình trạng lạm dụng. Do đó cần có quy định cụ thể hơn trong các trưởng hợp thực hiện chi tiền mặt.

Ví dụ: Khoản chi tiền mặt dưới 5 triệu cấp ký duyệt gồm thủ quỹ, Kế toán trưởng, Phó hiệu trưởng. Khoản chi tiền mặt trên 5 triệu cấp ký duyệt gồm thủ quỹ, Kế toán trưởng, Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng đơn vị. Đối với các khoản tiền lớn cần qua nhiều cấp duyệt chi và có xác nhận duyệt của Hiệu trưởng đơn vị để đảm bảo chi đúng, chính xác đối tượng, số tiền chi.

4.2.3 Công tác thanh kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán

Nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới công tác thanh kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán vì công tác này phát hiện ra các sai sót đã phát sinh. Khi sai sót được phát hiện sớm sẽ sớm đưa ra được các phương án để làm hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu, đồng thời đưa ra các phương án tiếp theo để tránh các rủi ro có khả năng gặp phải.

Ngoài ra cần tự chủ động xây dựng được các kế hoạch kiểm tra theo định kỳ (1 tháng 1 lần hoặc đột xuất) để tiến hành giám sát hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính của trường.

Việc kiểm tra theo định kỳ là rất cần thiết để rà soát lại tình hình tài chính trong kỳ và công tác quản lý tài chính trong kỳ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 121)