Kết quả phỏng vấn chuyên sâu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 104)

5. Bố cục của luận văn

3.3.5.Kết quả phỏng vấn chuyên sâu

Khảo sát về thực trạng công tác quản lý tài chính tại 5 trưởng mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên, cụ thể như sau:

TT Mức độ Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Hoàn toàn chƣa tốt

1 Ban hành các quy chế,quy định: Quy chế chi tiêu, quản lý tài chính nội bộ; Quy chế quản lý và sử dụng tài sản; Quy chế công khai tài chính; Quy định về thanh kiểm tra, kiểm toán nội bộ

x

2 Phổ biến, công khai các quy định quy chế về tài chính

x

3 Xin ý kiến của BGH và các bộ phận trong nhà trường về xây dựng quy chế.

x

4 Tiếp thu điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

x

5 Việc thực thi các quy định quy chế hợp lý

x

Ý kiến khác(nếu có):... Nhìn vào bảng kết quả về việc xây dựng các quy định, quy chế tài chính của 5 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ta thấy được mọi đánh giá đều đạt ở mức bình thường. Chỉ có việc phổ biến, công khai các quy định quy chế về tài chính là được đánh giá cao hơn ở mức tốt. Cho thấy thực tế 5 trường mầm non nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã chú trọng tới việc xây dựng các quy định, quy chế tài chính nhưng việc thực hiện, chỉ đạo và tiếp thu chưa thực sự tốt.

94 TT Mức độ Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Yếu Rất yếu

1 Trường có tổ chức thu thập thông

tin lập kế hoạch, dự toán tài chính. x 2 Trường có huy động sự tham gia

của giáo viên, nhân viên trong lập dự toán gắn với kế hoạch hoạt động và kế hoạch phát triển nhà trường.

x

3 Phân bổ ngân sách cho các hoạt

động trường theo kế hoạch x

4 Trường thực hiện báo cáo, xin ý kiến của Chi bộ đảng, Hội đồng sư phạm trường, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật.

x

Ý kiến khác(nếu có):...

Về công tác xây dựng kế hoạch tài chính, về dự toán các khoản thu chi gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trường tại 5 trường nghiên cứu được thực hiện tương đối đối. Các trường đều chú trọng tới việc tổ chức thu thập thông tin lập kế hoạch, dự toán tài chính, phân bổ ngân sách cho các hoạt động trường theo kế hoạch, thực hiện báo cáo, xin ý kiến của Chi bộ đảng, Hội đồng sư phạm trường, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật. Nhưng bên cạnh đó sự tham gia của giáo viên, nhân viên trong lập dự toán gắn với kế hoạch hoạt động và kế hoạch phát triển nhà trường chưa được quan tâm bởi công tác xây dựng kế hoạch tài chính, về dự toán các khoản thu chi chủ yếu vẫn do ban lãnh đạo của các trường thực hiện.

TT Mức độ Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Hoàn toàn chƣa tốt 1 Chấp hành dự toán ngân sách về

nguồn thu và các khoản chi x

2 Thực hiện báo cáo tài chính x

3 Thực hiện báo cáo quyết toán x

4 Quản lý sổ sách, chứng từ kế toán x

5 Quản lý tiền mặt x

Ý kiến khác(nếu có):... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác thực hiện Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán, Quản lý sổ sách, chứng từ kế toán và Quản lý tiền mặt của nhà trường được thực hiện tương đối tốt. Định kỳ việc báo cáo tài chính được thực hiện đầy đủ, việc quyết toán đầy đủ theo quy định, các sổ sách chứng từ kế toán và quản lý tiền mặt cũng được chú trọng bởi kế toán của Nhà trường đa phần có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Mặt khác, về việc chấp hành dự toán ngân sách về nguồn thu và các khoản chi bởi trên thực tế các khoản thu chi đã được thực hiện theo đúng dự toán nhưng vẫn có những khoản chi phát sinh ngoài dự toán khiến cho khoản chi bị đẩy lên cao so với dự toán được duyệt.

TT Mức độ Nội dung Rất tốt Tốt Trung Bình Yếu

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra x

2 Sắp xếp, phân bổ lực lượng tham gia x

3 Tiến hành xử lý kết quả x

Thực trạng công tác Kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán của nhà trường đã được thực hiện định kỳ hàng năm, việc xây dựng kế hoạch được đánh giá ở mức

96

tương đối, công tác xây dựng kế hoạch đã được sắp xếp theo đúng các bước quy định. Việc phân bổ nguồn lực và xử lý kết quả cho cuộc kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán tại nhà trường được đánh ở mức trung bình bởi thực tế nguồn lực chủ yếu là ban lãnh đạo gồm Hiệu Trưởng, Hiệu phó và Trường phòng ban. Không có nguồn lực tách riêng khỏi ban Giám Hiệu nên khó tránh khỏi sai sót trong quá trình làm việc.

TT Mức độ Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Hoàn toàn chƣa tốt

1 Chấp hành tốt sự kiểm tra của cơ quan quản lý, có thẩm quyền tại địa phương

x

2 Công khai mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học trước cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

x

3 Công khai các khoản chi theo từng năm học trước cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

x

4 Công khai kết quả kiểm toán x

Ý kiến khác(nếu có):... Các tiêu chí đánh giá về công tác thực hiện công khai, minh bạch về tài chính tại 5 trường nghiên cứu được đánh giá tốt. Công tác chấp hành sự kiểm tra của cơ quan quản lý, có thẩm quyền tại địa phương đã được quan tâm, cùng với đó Nhà trường công khai mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học trước cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh, công khai các khoản chi theo từng năm học trước cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh theo đúng quy định. Tuy nhiên, đối với kết quả kiểm toán Nhà chỉ chỉ công khai tới các trưởng phòng ban, các trưởng bộ môn chứ không thực hiện công khai tới từng cán bộ, giáo viên.

TT Mức độ Nội dung Ảnh hƣởng nhiều Khá ảnh hƣởng Bình thƣờng Ít ảnh hƣởng Hoàn toàn không ảnh hƣởng 1 Tình hình phát triển kinh tế - xã

hội ở địa phương x

2 Cơ chế, chính sách vê phần cấp,

Quản lý tài chính x

3 Hệ thống kiểm soát nội bộ x

4 Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý tài chính.

x

5 Hệ thống pháp luật về QLTC

trong trường MN công lập. x

Ý kiến khác(nếu có):... Các yếu tố về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Cơ chế, chính sách vê phần cấp, Quản lý tài chính; Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý tài chính ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính; Hệ thống pháp luật về QLTC trong trường MN công lập đều ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính trong các trường giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bởi đây là các nhân tố liên quan tới kết quả công tác thực hiện thu, chi. Riêng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị ít ảnh hưởng vì hệ thống được thiết lập theo đúng quy trình và các bước cụ thể.

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên gồm 2 nhân tố: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

98 - Nhân tố khách quan gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn tp. Thái Nguyên + Hệ thống pháp luật về QLTC trong trường MN công lập

- Nhân tố chủ quan gồm:

+ Cơ chế, chính sách về phân cấp quản lý + Hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Trình độ quản lý tài chính, NLCM, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác QLTC và các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Biểu đồ 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường mầm non công lập

Trong các nhân tố ảnh hưởng chính ở biểu đồ trên có tác động đến công tác quản lý tài chính của các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã được tác giả tiến hành khảo sát thực tế cho thấy:

- Nhân tố khách quan về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương với điểm trung bình là 3,86. Sự phát triển giáo dục có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cần được ưu tiên nguồn lực đầu tư cho cấp học này và dần dần có sự thay đổi về phương thức quản lý giáo dục đặc biệt là công tác quản lý

3,86 3,7 3,34 4,02 3,92 0 1 2 3 4 5

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Cơ chế, chính sách về phân cấp QLTC

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Trình độ quản lý tài chính, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý … Hệ thống pháp luật về QLTC trong

trường MN công lập

Điểm trung bình

tài chính đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục. Ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT ở mức xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, tương đương 5% GDP. Có thể kết luận rằng, khi tình hình Kinh tế - Xã hội của đất nước nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng phát triển thì nguồn NSNN càng được dồi dào, góp phần không nhỏ cho các hoạt động đầu tư tài chính, quản lý tài chính tạo sự thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường. Đây là mối quan hệ có sự liên kết chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau, cùng tạo đà cho nhau phát triển.

- Nhân tố chủ quan về Trình độ quản lý tài chính, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý tài chính và và các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính của các trường mầm non công lập; với điểm đánh giá trung bình đạt khá 4,02/5,0 (theo thang điểm quy định 5 điểm).

Hoạt động quản lý có thành công hay thất bại, cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay kìm hãm phần nhiều là do năng lực, trình độ, sự nhận thức của người quản lý áp dụng nó vào thực tế như thế nào. Có thể khẳng định đây là yếu tố tiên quyết trong công tác quản lý, điều hành, phân bổ tài chính trong nhà trường một cách hiệu quả nhất. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, vai trò của người quản lý vẫn luôn được đề cao, coi trọng trong việc cùng đồng hành và dẫn dắt toàn bộ nhân sự trong hệ thống của đơn vị mình vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thách thức để đáp ứng được yêu cầu tồn tại và phát triển.

Trong năm những năm gần đây, lãnh đạo làm công tác quản lý ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã nhận thức, quan tâm đúng mức, đánh giá cao tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý tài chính trong nhà trường, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, rèn giũa, tự trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, bồi dưỡng và hoàn thiện về năng lực quản lý tài chính, quản lý giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của đảng, nhà nước hiện nay và tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phụ huynh học sinh.

Về nhận thức của một số bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, nhân viên của các trường mầm non công lập cũng đã được quan tâm hơn, hiểu được tầm

100

quan trọng về công tác nâng cao hiệu quả quản lý tài chính xuyên suốt từ khâu huy động nguồn lực tài chính; lập kế hoạch, dự toán đến quá trình phân phối, phân bổ sử dụng các nguồn lực tài chính đó và tham gia công tác thanh kiểm tra, giám sát, kiểm toán,…được phối hợp nhịp nhàng và tuân thủ theo đúng các quy định, trình tự nhằm góp phần kiện toàn bộ máy trong hệ thống vận hành được trơn tru, đạt hiệu quả cao; đảm bảo mọi thông tin, chủ trương, chính sách đều công khai, minh bạch, trong sạch và dân chủ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhân viên, giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý tài chính này và cho rằng đó là công việc của cán bộ quản lý và kế toán nhà trường. Họ chỉ chuyên tâm phục vụ cho chuyên môn được phân công, phụ trách mà thiếu đi tinh thần trách nhiệm để cùng phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ quản lý cùng chăm lo đến hiệu quả quản lý tài chính, điều kiện làm việc, đến đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Từ những nhận thức lệch lạc đó mà trong quá trình thực thi công vụ đã để xảy ra tình trạng sử dụng nguồn lực tài chính không đúng chế độ, định mức, kém hiệu quả, cá biệt còn gây thất thoát, lãng phí.

Nhân tố chủ quan về Cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC và Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến quản lý tài chính ở trường mầm non công lập hiện nay với điểm trung bình lần lượt là 3,7 và 3,34. Tuy nhiên đây lại là hai nhân tố có điểm đánh giá trung bình thấp nhất trong số các nhân tố được nghiên cứu. Điều này cho thấy, những cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC hiện nay chưa thực sự chuẩn để phát huy được hết ưu điểm, lợi thế. Hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm cho công tác tài chính chưa được đặt đúng vị trí, chưa được quan tâm đúng mức; hệ thống kế toán vận hành hiệu quả chưa cao; thủ tục kiểm tra chưa đồng bộ, chặt chẽ. Do vậy, ở tầm vĩ mô, những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp cần phải có kiến thức chuyên sâu đầy đủ và sự am hiểu nhất định để có thể xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách về phân cấp, QLTC đạt hiệu quả cao.

Qua đây có thể thấy rằng nhân tố chủ quan là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các nguồn thu, chi tài chính ở các trường mầm non công lập cả nước nói

chung và trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng. Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng giữ vai trò quan trọng không kém, là cơ sở để các trường thực hiện nghiên cứu xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược, đề xuất ra các phương án, giải pháp tối ưu để công tác quản lý tài chính trong nhà trường được ổn định, thuận lợi và hoàn thiện nhất.

3.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lí tài chính tại trƣờng Mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

3.5.1. Những kết quả đạt được

- Nhìn chung về công tác quản lí tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ngày càng được hoàn thiện hơn cụ thể như việc điều hành phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, công khai cho các thành viên quản lý đúng chức trách và năng lực,…Đầu tư nguồn lực cho quản lý tài chính của các trường, cơ bản đảm bảo điều kiện cho hoạt động của bộ máy quản lý tài chính đảm bảo vận hành thuận lợi, đáp ứng yêu cầu công việc.

- Ngay từ đầu năm, nhà trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trong việc quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên nhằm tiết kiệm kinh phí để có tăng thêm thu nhập cho công nhân viên lao động trên cơ sở về định mức, tiêu chuẩn, chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 104)