Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 115)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn tà

chính các trường

Bên cạnh những ưu điểm tại 5 cơ sở mầm non nghiên cứu còn có những nhược điểm cần khắc phục.

3.5.2.1 Sự công khai dân chủ trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính

Sự công khai dân chủ trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm chưa thực sự được quan tâm.

Tại các trường việc xây dựng kế hoạch tài chính chưa có sự tham gia góp ý của từng giáo viên trong trường. Do đó, giáo viên chưa nhận thức được trách nhiệm, nhiệm vụ của cá nhân đối với công tác xây dựng kế hoạch tài chính. Do vậy tình trãng lãng phí dễ xảy ra trong đơn vị.

3.5.2.2 Quản lý tiền mặt

Các yếu tố Quản lý tiền mặt tại các đơn vị nhìn chung chưa tốt. Bởi tiền mặt là khoản tiền cần thiết lúc cấp bách nhưng theo đánh giá của kết quả khảo sát về tiền mặt chỉ được đánh giá ở mức điểm chung bình.

3.5.2.3 Công tác thanh kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán

Công tác thanh kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán chỉ có kế hoạch kiểm tra theo định kỳ (1 năm 1 lần hoặc đột xuất) để tiến hành giám sát hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính của trường. Do đó, công tác thanh kiểm tra tài chính chưa được cụ thể, chưa có xây dựng kế hoạch chặt chẽ, dễ sảy ra nhiều sai sót đối với kết quả kiểm tra.

3.5.2.4 Quản lý thực hiện kế hoạch

Việc quản lý kế hoạch chi chưa tốt so với dự toán được duyệt, tình trạng chi vượt dự toán quá nhiều ở một số năm như năm 2019 tại Trường MN 19/05 TP.

* Nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn tài chính các trường:

Một là: Hệ thống văn bản pháp quy về quản lí tài chính tại các đơn vị sự nghiệp chưa ban hành kịp thời, thiếu đồng bộ. Sự đôn đốc, theo dõi, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật chưa được coi trọng đúng mức. Việc phân công, phân

cấp, và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hoá một cách cụ thể.

Hai là: Các nhà quản lí của nhà trường đa số xuất phát từ GV nên thường không hiểu một cách sâu sắc về các chỉ tiêu tài chính, cũng như không đánh giá cao tầm quan trọng của các vấn đề trong quản lí tài chính và yêu cầu bức thiết của việc nâng cao hệ thống thông tin để phục vụ cho việc đưa ra quyết định quản lí. Nghiệp vụ về tài chính và quản lý tài chính chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ, kịp thời cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý tài chính của các nhà trường để nâng cao vai trò trách nhiệm của họ đối với hoạt động quản lý tài chính để sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả hơn.

Ba là: Quy trình về công tác kiểm tra, giám sát nói chung, về tài chính nói riêng chưa chặt chẽ điều kiện làm việc kiêm nhiệm của cán bộ, nhân viên, giáo viên của nhà trường khi tham gia hoạt động này; việc đầu tư về thời gian để nghiên cứu, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát của cán bộ nhà trường còn hạn chế do công việc chuyên môn nhiều.

Bốn là: Công tác thanh kiểm tra còn mang tính hình thức, rời rạc, chưa phân bổ hợp lý nguồn lực đúng vị trí, chức trách, năng lực. Công tác điều hành, phân bổ nguồn lực và quản lí tài chính còn yếu dẫn đến tình trạng giải quyết công việc còn trì trệ, tồn đọng, rườm rà, thiếu tính chính xác cao và phù hợp.

Để khắc phục được những yếu kém và hạn chế về quản lý tài chính trên của các trường mầm non công lập cần nghiên cứu đề ra các giải pháp pháp cơ bản nhất nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của các trường và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo hiện nay góp phần mang đến cho trẻ một môi trường giáo dục chất lượng tốt nhất.

3.5.2.5 Tại 5 trường mầm non

Tại trường MN 19/5: Quyết toán thu chi năm 2017, 2019, 2020 chưa đạt hiệu quả, chi vượt thu.

Tại trường MN Tân Thịnh và trường MN Quang Vinh: năm 2018, 2019 quyết toán chi vượt tình hình thu thực tế.

Tại trường MN Quang Trung: năm 2017 và 2019 chi vượt thu.

106

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN

TP.THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm – Định hƣớng công tác quản lý tài chính các trƣờng mầm non công lập thành phố Thái Nguyên

4.1.1 Quan điểm về hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

Công tác quản lý tài chính vừa là chức trách vừa là yêu cầu bắt buộc đối với hiệu trưởng và các cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý của nhà trường. Hiệu trưởng và cán bộ làm công tác quản lý cần phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là huy động và sử dụng nguồn tài chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao nhất. Trong việc huy động nguồn tài chính phải biết năng động, sáng tạo và biết tổ chức phân phối, sử dụng các nguồn tài chính hợp lí nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy và nâng cao chất lượng môi trường giáo dục cho trẻ đạt chuẩn, góp phần đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Tài chính được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong nhà trường. Tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường là chính sách vận động đồng tiền để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo học sinh. Bản chất của vấn đề tài chính cho giáo dục, vấn đề đầu tư cho giáo dục là sự thực hiện đầu tư cho phát triển, cho việc hoàn thiện mục tiêu nhân cách. Quản lý tài chính trong trường học là quản lý việc thu chi một cách có kế hoạch, tuân thủ được các chế độ tài chính, sư phạm đã quy định và tạo ra được chất lượng giáo dục. Điều tiên quyết trong công tác quản lý tài chính là phải bảo đảm đúng luật, đúng mục đích, công khai và minh bạch.

Hoàn thiện quản lí tài chính phải được thực hiện một cách toàn diện, từ cơ chế, chính sách tài chính đến khả năng huy động, sử dụng nguồn lực tài chính đều đảm bảo mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của các trường mầm non công lập; Hoàn thiện quản lí tài chính phải tiến hành ở tất cả các khâu, các phần công việc và các yếu tố có liên quan nhằm đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của đơn vị;

Hoàn thiện quản lí tài chính phải bảo đảm tuân thủ các chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời phải tính đến khả năng thay đổi của cơ chế, chính sách tài chính trong tương lai; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện quản lí tài chính phải phù hợp và đảm bảo tính khả thi trong điều kiện cụ thể của đơn vị về khả năng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ nhân viên, viên chức trong trường. Các giải pháp hoàn thiện phải tính đến hiệu quả kinh tế, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;

Nâng cao năng lực sử dụng nguồn lực tài chính và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí tài sản của nhà trường trên cơ sở phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tuân thủ theo quy định của pháp luật; xác định yêu cầu đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo định hướng xây dựng và phát triển của các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên luôn được chú trọng, quan tâm;

Tạo điều kiện để sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên;

Thực hiện tốt công tác điều hòa dòng vốn nhằm ổn định và tăng nguồn thu để đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ công việc ngày càng tăng.

(Nguồn: Tác giả Đào Thanh Âm (2010), Giáo dục học mầm non tập 1,2,3, tái bản lần thứ bảy, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội)

4.1.2 Định hướng phát triển giáo dục mầm non công lập trên địa bàn TP Thái Nguyên

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước. Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển giáo dục đó là: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản lý tài chính gắn với việc phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Đa dạng

108

hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một; tăng tỷ lệ huy động đối với trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ; phát huy mọi nguồn lực để xây dựng Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp hơn”.

Định hướng kế hoạch phát triển giai đoạn 2020 – 2025 về quy mô mạng lưới trường lớp: Thành lập mới ít nhất 07 trường mầm non; chú trọng phát triển mầm non ngoài công lập. Đến năm 2025, có ít nhất 35% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 95% trở lên trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường, huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phấn đấu đạt 15%.

- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: 100% nhóm, lớp được thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non, học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường; Duy trì tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì được khống chế.

- Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2025, có đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định, 90% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên.

- Về cơ sở vật chất trường, lớp: Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ phòng học kiên cố trong các cơ sở giáo dục mầm non đạt 80% trở lên; Đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho các cơ sở giáo dục mầm non.

- Về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi: Phấn đấu đến 2025 có ít nhất 80% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia(theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non).

thực hiện tốt công tác tự đánh giá theo quy định. Phấn đấu 80% số trường đặt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

Giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên đã và đang tự khẳng định được mình, từng bước đi vào thế ổn định và có những sự phát triển vững chắc cả về quy mô giáo dục, số lượng trẻ đến lớp và chất lượng giáo dục.

4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trƣờng mầm non công lập tại Thành phố Thái Nguyên

Xuất phát từ thực trạng, quá trình khảo sát thực tế tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về công tác quản lý tài chính những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó, thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm chung cho toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong trường, đảm bảo nguồn lực thực hiện thành công theo định hướng phát triển nhà trường, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

4.2.1 Sự công khai dân chủ trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính

Nhà trường cần quan tâm tới vấn đề công khai dân chủ trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm. Cụ thể:

+ Đối với mỗi cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tài chính trong đơn vị phải tự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Đồng thời động viên sự góp ý kiến cá nhân của các cán bộ nhân viên trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính để công tác xây dựng kế hoạch tài chính sát thực tế, chính xác hơn.

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến sâu rộng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khi thi hành nhiệm vụ; đưa kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí thành nội dung xem xét đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm.

110

+ Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhất là sử dụng ngân sách nhà nước khi tố chức hội nghị, tống kết, tiếp khách, phải thực sự tiết kiệm có hiệu quả, thiết thực và đúng đối tượng trong quan hệ công tác làm việc.

4.2.2 Quản lý tiền mặt

Nhà trường cần quan tâm hơn tới công tác quản lý tiền mặt và quản lý sổ sách, chứng từ kế toán vì đây là cơ sở để chi tiền đúng đối tượng, đúng số tiền và chi đủ. Quản lý chặt chẽ các khoản chi theo đúng dự toán đồng thời đúng cấp duyệt, phê chuẩn khoản chi. Các khoản chi cần xem xét về giá trị thực chi so với thực tế đã được kiểm tra để đảm bảo vừa chính xác và tránh lãnh phí, tham ô.

Quỹ tiền mặt cần được quản lý chặt chẽ về mặt giá trị. Các khoản thực hiện chi tiền mặt dễ xảy ra tình trạng lạm dụng. Do đó cần có quy định cụ thể hơn trong các trưởng hợp thực hiện chi tiền mặt.

Ví dụ: Khoản chi tiền mặt dưới 5 triệu cấp ký duyệt gồm thủ quỹ, Kế toán trưởng, Phó hiệu trưởng. Khoản chi tiền mặt trên 5 triệu cấp ký duyệt gồm thủ quỹ, Kế toán trưởng, Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng đơn vị. Đối với các khoản tiền lớn cần qua nhiều cấp duyệt chi và có xác nhận duyệt của Hiệu trưởng đơn vị để đảm bảo chi đúng, chính xác đối tượng, số tiền chi.

4.2.3 Công tác thanh kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán

Nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới công tác thanh kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán vì công tác này phát hiện ra các sai sót đã phát sinh. Khi sai sót được phát hiện sớm sẽ sớm đưa ra được các phương án để làm hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu, đồng thời đưa ra các phương án tiếp theo để tránh các rủi ro có khả năng gặp phải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra cần tự chủ động xây dựng được các kế hoạch kiểm tra theo định kỳ (1 tháng 1 lần hoặc đột xuất) để tiến hành giám sát hoạt động tài chính và công tác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 115)