5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Thu thập tài liệu thứ cấp Tài lệu thứ cấp gồm:
- Quy định, quy chế tài chính tại các trường mầm non công lập TP Thái Nguyên.
- Cơ cấu, tổ chức của các trường mầm non công lập TP Thái Nguyên. - Quy mô phát triển GDMN công lập TP Thái Nguyên.
- Bảng số liệu nguồn thu của 5 trường công lập TP Thái Nguyên.
- Thông tin thu thập từ bên ngoài (hệ thống các văn bản pháp luật vể lĩnh vực giáo dục): Luật, Nghị định, nghị quyết, Thông tư, thông tư liên tịch, chỉ thị và các văn bản khác liên quan; báo cáo tài chính hàng năm về công tác quản lý tài chính về giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
b. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Tại Thái Nguyên có nhiều trường mầm non công lập khi chọn ra mẫu để khảo sát cần chọn các trường tại các địa điểm cách xa nhau để đạt được kết quả mang tính khả thi. Tác giả chọn 5 trường trong đó có trường nhiều trẻ nhất thành phố Thái Nguyên và có trường chiếm tỷ lệ trẻ ít. Việc chọn mẫu 5 trường căn cứ vào số
36
lượng phiếu phỏng vấn (khảo sát). Theo công thức Slovin ước tính được tổng 145 phiếu khảo sát, trong đó 20 phiếu đối ban lãnh đạo phía nhà trường và 125 phiếu đối với giáo viên tại các cở sở mầm non.
- Địa điểm điều tra: 5 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: Trường Mầm non 19/5, Mầm non Quang Trung, Mầm non Tân Thịnh, Mầm non Quang Vinh, Mầm non Trưng Vương.
- Đối tượng điều tra: Các cán bộ, giáo viên, nhân viên tại 5 trường mầm non công lập được giới hạn theo phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích điều tra: Đánh giá công tác quản lý tài chính tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính.
- Cỡ mẫu điều tra: Nghiên cứu tiến hành điều tra toàn bộ các các bộ quản lý bao gồm 5 Hiệu trưởng, 10 Hiệu phó, 5 chủ tịch công đoàn và 125 giáo viên.
- Tiêu chí chọn mẫu: Đối với đối tượng điều tra là cán bộ giáo viên, đề tài đã lựa chọn những giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên để điều tra. Để tính toán cỡ mẫu, đề tài áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin như sau:
Trong đó: n là cỡ mẫu, N là tổng thể chung, e là sai số cho phép. Mức sai số được lựa chọn trong nghiên cứu này là 5%.
Tính đến thời điểm này, hiện tại tổng số giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên tại 5 trường (không tính cán bộ quản lý) là 182. Áp dụng công thức Slovin thì số phiếu cần khảo sát là 125.
Bảng 2.1 Phân bổ số phiếu khảo sát giáo viên theo các trƣờng mầm non
STT Tên trƣờng MN
Tổng số giáo viên có thâm niên công tác từ
5 năm trở lên Số lƣợng phiếu khảo sát Tỷ lệ, % 1 MN 19/5 TPTN 86 59 68,6 2 MN Quang Trung 29 20 68,9 3 MN Quang Vinh 10 7 70,0 4 MN Trưng Vương 35 24 68,6 5 MN Tân Thịnh 22 15 68,2 Tổng 182 125 68,7
- Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp các đối tượng sử dụng bảng hỏi đã được thiết kế sẵn và phỏng vấn sâu.
- Nội dung điều tra: Thông qua sử dụng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý tài chính các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các yếu tố ảnh hưởng. Ngoài ra,phỏng vấn sâu với đối tượng điều tra được thực hiện nhằm thu thập thông tin về công tác quản lý tài chính trường mầm non, những khó khăn, thuận lợi và cách giải quyết, những yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả về quản lý tài chính, kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề phức tạp đã xảy ra trong quản lý tài chính tại nhà trường...
Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được; Khái quát hóa, hệ thống hóa những thông tin thu thập được; Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo các ý kiến chuyên gia (Phụ lục 01; Phụ lục 02)