Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 49 - 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập, tổng hợp sẽ được tác giả phân tích, đánh giá để rút ra kết luận.

- Phương pháp so sánh: Thông qua số liệu đã thống kê về thực trạng công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu theo thông số tuyệt đối và thông số tương đối. Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý thu, chi tài chính tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái nguyên qua các năm tài chính.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là:

1. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:

Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

2. Điều kiện so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian.

+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau:

* Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. * Phải cùng một phương pháp phân tích. * Phải cùng một đơn vị đo lường

+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Tuy nhiên, thực tế ít có các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép.

3. Kỹ thuật so sánh

Các kỹ thuật so sánh cơ bản là:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Ý nghĩa: So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô tả: Qua các số liệu thu thập được từ các nguồn kể trên, tác giả tiến hành lựa chọn và thống kê theo các tiêu chí đánh giá nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. Tình hình tài chính của các trường mầm non công lập sẽ được mô tả cụ thể qua đồ thị và biểu đồ để thấy được xu hướng cũng như mức độ biến động theo thời gian, từ đó rút ra được các kết luận trong quá trình nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Phương pháp giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp biểu mẫu, sơ đồ: Là phương pháp thể hiện thông tin qua các biểu mẫu, sơ đồ, hình vẽ từ đó thấy được bản chất của thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 49 - 50)