Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 1 (Trang 56 - 58)

Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là việc phân chia, sắp xếp các loại hàng hóa mua được theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để doanh nghiệp thương mại có chính sách, biện pháp thích hợp để khai thác tối đa lợi thế của mỗi loại nguồn hàng, để đảm bảo ổn định nguồn hàng.

Các nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại thường được phân loại dựa trên các tiêu thức sau :

4.1.2.1. Theo khối lượng hàng hóa mua được. Theo tiêu thức này, nguồn hàng của

doanh nghiệp thương mại được chia thành :

- Nguồn hàng chính : là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thương mại mua được để cung ứng cho các khách hàng (thị trường) trong kỳ. Nguồn hàng chính là nguồn quyết định về khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thương mại sẽ cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nên phải có sự quan tâm thường xuyên.

- Nguồn hàng phụ, mới : đây là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn khối lượng hàng mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng lớn đến khối lượng hoặc doanh số bán của doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, doanh nghiệp thương mại cần chú ý tới khả năng phát triển của nguồn hàng này, nhu cầu của khách hàng (thị trường) đối với mặt hàng, cũng như những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.

- Nguồn hàng “trôi nổi”: đây là nguồn hàng trên thị trường mà doanh nghiệp thương mại có thể mua được do các đơn vị tiêu dùng không dùng đến hoặc do các đơn vị kinh doanh thương mại khác bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Nếu có nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp thương mại cũng có thể thu mua để tăng thêm nguồn hàng cho doanh nghiệp.

4.1.2.2. Theo nơi sản xuất ra hàng hóa. Theo tiêu thức này, nguồn hàng của doanh

nghiệp thương mại chia thành :

- Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước : nguồn hàng hóa sản xuất trong nước bao gồm tất cả các loại hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất đặt trên lãnh thổ đất nước sản xuất ra được doanh nghiệp thương mại mua vào. Người ta có thể chia nguồn hàng sản xuất trong nước theo ngành sản xuất như : nguồn hàng do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất ra (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp, tiểu thủ công nghiệp,…) hoặc công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương, công nghiệp có yếu tố nước ngoài. Nguồn hàng do các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệptrung ương, ngư nghiệp sản xuất ra (bao gồm doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các trang trại và hộ gia đình,…) Đối với nguồn hàng sản xuất trong nước, doanh nghiệp thương mại có thể đến tận nơi tìm hiểu khả năng sản xuất trong nước, doanh nghiệp thương mại có thể đến tận nơi tìm hiểu khả năng sản xuất, chất lượng hàng hóa, điều kiện hàng hóa, mua hàng, đóng gói, vận chuyển, thời gian giao hàng để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa và giao nhận hàng mua, thanh toán tiền hàng để bảo đảm đúng yêu cầu về số lượng, kết cấu, thời gian, địa điểm giao nhận.

- Nguồn hàng nhập khẩu : đối với những hàng hóa trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc được sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đủ n hu cầu tiêu dùng thì phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn hàng nhập khẩu có thể có nhiều loại : tự doanh nghiệp thương mại nhập khẩu, doanh nghiệp thương mại nhập khẩu từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)