2.3.4.1. Mô hình tổ chức kiểu ma trận
Cấu trúc chức năng mang lại nhiều thuận lợi từ việc tận dụng chuyên môn hoá. Cấu trúc bộ phận tập trung nhiều hơn vào kết quả nhưng phải chấp nhận sự trùng lắp các hoạt động và nguồn lực. Thế có cấu trúc nào kết hợp chuyên môn hoá chức năng với việc tập trung vào bộ phận hoá sản phẩm không? Đó được gọi là cấu trúc ma trận.
Vị trí đỉnh của hình là các chức năng thông thường như kỹ thuật, kế toán, nguồn nhân lực, sản xuất. Tuy nhiên, dọc theo chiều thẳng đứng là các dự án khác nhau mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Giám đốc Phòng KDTH Phòng HC-TC- TĐ Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Ban thanh tra bảo vệ Bộ phận quản lý khách hàng là cơ quan HCSN Bộ phận quản lý khách hàng là Doanh nghiệp Bộ phận quản lý khách hàng là Cá nhân, hộ gia đình
Mỗi chương trình được quản lý bởi một nhà quản trị mà nhân viên làm cho dự án là người của bộ phận chức năng. Việc thêm tiêu thức chiều dọc này vào bộ phận chức năng theo chiều ngang truyền thống, thực ra là đan kết yếu tố bộ phận hoá theo chức năng và sản phẩm lại với nhau - vì vậy có thuật ngữ ma trận.
Hình 2. 4 - Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
Đặc điểm nổi bật của ma trận đó là nhân viên trong cấu trúc này có ít nhất hai người chỉ huy là nhà quản trị bộ phận chức năng và nhà quản trị sản phẩm hay dự án. Nhà quản trị dự án có quyền đối với những nhân viên theo chức năng, họ là một thành viên trong nhóm dự án, vì thế quyền hành được chia sẻ giữa hai nhà quản trị. Tuy nhiên, nhà quản trị dự án chỉ có quyền đối với các nhân viên dự án liên quan đến mục tiêu dự án, còn các quyết định như đề bạt, tăng lương và đánh giá hàng năm thuộc về nhà quản trị chức năng. Để làm việc một cách hiệu quả, nhà quản trị chức năng và nhà quản trị dự án phải trao đổi thường xuyên và điều phối nhu cầu dựa trên nhân viên, và giải quyết mâu thuẫn cùng với nhau.
Thuận lợi chính của cấu trúc ma trận đó là nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự điều phối một loạt các dự án phức tạp và độc lập trong khi vẫn duy trì tính kinh tế nhờ việc nhóm gộp các chuyên gia chức năng lại với nhau.
Bất lợi chính của ma trận là sự lộn xộn mà nó tạo ra và khuynh hướng thúc đẩy tranh giành quyền lực. Khi ta xâm phạm nguyên tắc chuỗi mệnh lệnh là ta đang gia tăng đáng kể sự nhập nhằng. Sự lộn xộn có thể xuất phát từ ai sẽ báo cáo cho ai. Lần lượt sự lộn xộn và nhập nhằng là những điều tạo ra mầm mống của tranh giành quyền lực.
2.3.4.2. Mô hình tổ chức kiểu hỗn hợp
Mô hình tổ chức hỗn hợp là sự kết hợp 2 hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp lấy một loại mô hình nào đó làm cơ sở và đưa thêm vào đó các mô hình tổ chức khác nếu thấy cần thiết.
Hình 2. 5 - Mô hình tổ chức kiểu hỗn hợp
Ưu điểm nhược của mô hình tổ chức hỗn hợp là: Mô hình kiểu hỗn hợp có thể khai thác triệt để ưu điểm của mô hình chính đồng thời giảm được nhược điểm của mô hình đó nhờ vào mô hình kết hợp. Tạo lên sự chuyên môn hóa cao từ điều hành đến sản xuất và phân phối sản phẩm. Giúp giải quyết được những tình huống phức tạp. Tuy nhiên nhược điểmcủa mô hình tổ chức hỗn hợp là cơ cấu tổ chức phức tạp dẫn đến việc hình thành các bộ phận,phân hệ quá nhỏ và có thể làm tăng yếu điểm của mỗi loại mô hình
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích nội dung tổ chức bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp thương mại? Mối quan hệ giữa các nội dung đó?
2. Các nguyên tắc và yêu cầu tổ chức bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp thương mại?
3. Phân tích các tiêu chuẩn đánh giá tổ chức bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp thương mại?
4. Ưu điểm và hạn chế của các mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp thương mại?
Tài liệu tham khảo
1. PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc, PGS. TS. Trần Văn Bão, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại - Nxb Đại học kinh tế quốc dân 2016.
2. GS.TS Đặng Đình Đào, Giáo trình kinh tế thương mại – NXB Đại học kinh tế Quốc dân, 2019 P.TGD Tài chính P.TGD Kinh doanh Giám d?c Khu v? c Mi?n nam Giám d?c khu v? c Mi?n trung Giám d?c khu v? c mi?n b?c Qu?n lí giao d?ch v? i Các co quan nhà nu ? c Qu?n lí Bán l? Qu?n lí Bán buôn P.TGD Nhân s? T?ng giám d?c
CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI