Sự khác nhau giữa tạo nguồn và mua hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 1 (Trang 60 - 61)

Tạo nguồn hàng là hoạt động nghiệp vụ kinh doanh bao gồm nhiều khâu: xuất phát

từ nhu cầu hàng hóa của khách hàng, doanh nghiệp thương mại nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn hàng có khả năng đáp ứng; doanh nghiệp thương mại phải chủ động chuẩn bị các nguồn lục để có thể tự mình khai thác, hợp tác với các đối tác, liên doanh, liên kết đầu tư ứng trước hoặc giúp đỡ, tạo điều kiện... với các đối tác để tạo ra loại hàng hóa phù hợp với yêu cầu của khách hàng, có chất lượng hàng hóa tốt, có giá cả phải chăng, cung ứng đầy đủ, kịp thời và đúng địa bàn mà khách hàng yêu cầu. Trong điều kiện nước ta là quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, muốn khai thác các tiềm năng cần có sự hợp tác, hỗ trợ của các đơn vị kinh doanh thương mại về giống, vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ và các điều kiện hậu cần như bao bì, kho tàng, vận tải... và có sự phối hợp với các tổ chức khác (ngân hàng, khoa học công nghệ, các cấp quản lý...) thì mới tạo ra được nguồn hàng lớn, phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mua hàng là các nghiệp vụ kinh doanh thương mại sau khi nghiên cứu thư chào

hàng của nhà sản xuất trong nước và các nhà cung ứng nước ngoài, xem xét hàng hóa trên thị trường về chất lượng, qui cách chúng loại, giá cả và các điều kiện mua bán thanh toán để quyết định mua hàng bằng các hình thức mua hàng phù hợp.

Như vậy, trong kinh doanh thương mại người ta phân biệt sự khác nhau giữa tạo nguồn và mua hàng khác nhau ở chỗ: Tạo nguồn hàng là doanh nghiệp phải trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu cụ thể của khách hàng, phản ảnh nhu cầu tiêu dùng với nhà sản xuất để họ tổ chức sản xuất hoặc tự doanh nghiệp thương mại bằng nguồn lực của mình sản

xuất, gia công, chế biến ra hàng hóa - tạo ra nguồn hàng rồi mới đặt mua, khác với mua hàng đơn giản chỉ là nghiên cứu thị trường hàng hóa có sẵn và đặt mua. Ưu điểm của các

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 1 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)