Ở những doanh nghiệp thương mại lớn, kinh doanh trên địa bàn rộng lớn(vùng, cả nước, quốc tế) thường tổ chức bộ máy kinh doanh theo khu vực địa lý.
Hình 2. 2 - Mô hình tổ chức kinh doanh theo khu vực địa lý
Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý nhóm gộp tất cả các chức năng trong một khu vực địa lý dưới sự giám sát của một nhà quản trị chứ không phải là phân chia các bộ phận chức năng giữa các nhà quản trị khác nhau hoặc nhóm gộp tất cả các nhiệm vụ vào một phòng trung tâm. Nhìn chung nó thường được sử dụng trong những tổ chức hoạt động ở
Giám đốc Phòng KDTH Phòng HC- TC-TĐ Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Ban thanh tra bảo vệ
những khu vực địa lý khác nhau. Nhiều công ty lớn, như Procter & Gamble, Arthur Andersen, Metropolitan Life Insurance có nhiều văn phòng ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Những công ty đa quốc gia thường sử dụng hình thức này để thuận lợi hơn trong việc thấu hiểu những khác biệt về văn hoá và luật pháp, cũng như tính không đồng nhất của các thị trường ở những quốc gia khác nhau.
Ưu điểm:
Những lợi ích của cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý chủ yếu là những lợi ích về khách hàng, sản xuất, ...
- Nếu mỗi đơn vị tương đối nhỏ và liên hệ trực tiếp với khách hàng, nó có thể đáp ứng một cách dễ dàng hơn những nhu cầu của thị trường.
- Đối với hoạt động sản xuất, việc chuyên môn hoá theo khu vực địa lý có nghĩa là các chi nhánh được định vị với vùng gần nguồn nguyên vật liệu thô hoặc các nhà cung cấp.
- Việc tập trung các bộ phận theo khu vực cho phép nhà quản trị sử dụng năng lực của mình nhằm khuyến khích cấp dưới gia tăng nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Có thể nói ưu điểm nổi bật của mô hình này là nắm chắc và thích ứng biến động nhu cầu tiêu dùng của từng khu vực, từng địa phương nhưng tỏ ra không thích ứng khi doanh nghiệp tổ chức kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau. Những ưu điểm của tổ chức kinh doanh theo sản phẩm trở thành nhược điểm của hình thức này và ngược lại.
Hạn chế:
- Tổ chức theo địa lý rõ ràng làm tăng thêm các vấn đề kiểm soát và phối hợp đối với các nhà quản trị cấp cao. Hơn nữa, hầu hết những bộ phận chuyên môn chức năng của một tổ chức được hình thành trong mỗi khu vực địa lý sẽ làm tăng chi phí cho tổ chức.
- Khó đảm bảo sự phối hợp và thống nhất giữa các bộ phận khu vực. Để đảm bảo sự đồng nhất trong phối hợp, các tổ chức sử dụng chuyên môn hoá theo địa lý thường sử dụng rộng rãi các quy tắc cho tất cả các vị trí. Một lý do là để bảo đảm một mức chất lượng tiêu chuẩn bất kể vị trí địa lý nào, điều này rất khó khăn nếu mỗi đơn vị trong những vị trí khác nhau lại thực hiện theo những cách riêng của mình.
- Các nhân viên có thể nhấn mạnh vào mục đích của đơn vị mình hoặc chỉ tập trung vào những vấn đề xuất hiện trong khu vực địa lý của chính họ mà không vì toàn bộ tổ chức.