Một số mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh điển hình của doanh nghiệp thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 1 (Trang 32 - 33)

2.3. Một số mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh điển hình của doanh nghiệp thương mại thương mại

Mô hình tổ chức là hình thức tồn tại của bộ máy quản trị, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào đó các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Mô hình tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại là sự tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa và có trách nhiệm, quyền hạn nhất định bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh, của tiến bộ khoa học công nghệ, nền kinh tế trí thức, công nghệ thông tin, … đã hình thành các kiểu mô hình tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp khác nhau. Mỗi kiểu mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với những loại hình doanh nghiệp nhất định; chúng có những đặc điểm và ưu nhược điển khác nhau.

2.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo sản phẩm.

Hình 2. 1 - Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo sản phẩm

Kiểu cơ cấu tổ chức này thích hợp với loại hình kinh doanh theo lối chuyên môn hóa ở những nơi có nhu cầu lớn, yêu cầu trình độ thỏa mãn nhu cầu cao. Cơ cấu này không phù hợp với nơi có nhu cầu tiêu dùng nhỏ vì phải tổ chức nhiều đơn vị kinh doanh theo các sản phẩm khác nhau.

Ưu điểm:

- Cơ cấu tổ chức này có thể giúp doanh nghiệp kinh doanh đa sản phẩm giảm bớt rủi ro trên thị trường, nâng cao tính ổn định trong kinh doanh. Bên cạnh đó nó cho phép các nhà quản trị và nhân viên trong các bộ phận tập trung vào tuyến sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang đảm nhận Giám đốc Phòng KDTH Phòng HC-TC-LĐ Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật

Ban thanh tra bảo vệ Bộ phận KD vật liệu điện Bộ phận KD dụng cụ cơ khí Bộ phận KD máy điện,xe máy

Cho phép xác định khá chính xác hiệu ích và giá thành sản phẩm, dịch vụ, dễ khảo sát và so sánh sự đóng góp của mỗi loại sản phẩm đối với doanh nghiệp. Do đó giúp doanh nghiệp kịp thời hạn chế, thậm chí đào thải hoặc mở rộng việc phát triển kinh doanh một chủng loại sản phẩm, dịch vụ nào đó khiến cho kết cấu sản phẩm của toàn bộ doanh nghiệp hợp lý hơn.

- Cho phép mỗi bộ phận có thể phát huy tối đa khả năng cạnh tranh hay lợi thế chiến lược của mỗi sản phẩm. Đồng thời có lợi cho việc thúc đẩy cạnh tranh trong nội bộ doanh nghiệp. Sự đóng góp của các bộ phận đối với doanh nghiệp được phân biệt rõ hơn nên có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các bộ phận. Sự cạnh tranh đó nếu không được xử lý thoả đáng, có thể ảnh hưởng đến sự điều hoà lợi ích tổng thể, nhưng nếu được hướng dẫn đúng, có thể thúc đẩy các bộ phận sản phẩm khác nhau cải tiến công việc của đơn vị dẫn đến có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

- Phát triển các kỹ năng tư duy quản trị trong phạm vi tuyến sản phẩm. dịch vụ

Hạn chế:

- Sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, bộ máy cồng kềnh vì thường phải tổ chức ra tất cả các bộ phận chức năng cho mỗi tuyến sản phẩm.

- Rất khó có được sự phối hợp giữa các bộ phận bởi nhân viên thường chú trọng vào tuyến sản phẩm của họ hơn là các mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Tình trạng này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh chung của doanh nghiệp bởi sẽ rất khó khăn khi điều động các nguồn lực từ sản phẩm mạnh chi viện cho sản phẩm yếu.

- Cơ cấu tổ chức này làm giảm sự điều động nội bộ về nhân sự.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 1 (Trang 32 - 33)