Lý thuyết cổ điển

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 39 - 41)

28

Đại diện tiêu biểu nhất của lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế phải kể đến là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Các lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của chuyên môn hóa sản xuất, lợi thế so sánh và hiệu quả sản xuất trong hoạt động thương mại quốc tế. Adam Smith là nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra những lập luận và cơ sở giải thích cho sự ra đời của trao đổi và thương mại quốc tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối được Adam Smith khởi xướng trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations)” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1776. Theo ông, các nước nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối. Chuyên môn hóa sẽ giúp tăng năng suất và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi đó, tất cả các quốc gia đều có lợi ích từ trao đổi thương mại quốc tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hướng chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi giữa các quốc gia, mà còn được coi là các công cụ để các quốc gia tăng phúc lợi. Mô hình thương mại này có thể giúp giải thích được một phần của thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa giải thích được lý do tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra khi một nước hoàn toàn không có lợi thế tuyệt đối đối với mọi mặt hàng.

Năm 1817, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế tương đối giúp củng cố thêm những luận điểm về tác động của thương mại quốc tế, trong đó có xuất khẩu, tới thu nhập của các quốc gia, đồng thời khắc phục một phần hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Ông cho rằng, một quốc gia thậm chí sản xuất tất cả các sản phẩm đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia, họ vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế tương đối. Lợi thế tương đối trong sản xuất sản phẩm của một quốc gia thể hiện ở hiệu quả sản xuất cao tương đối hay giá cả sản xuất thấp hơn tương đối so với quốc gia kia. Nhờ vậy, lợi thế từ chuyên môn hóa được khai thác triệt để hơn cũng như có thể tạo ra mức sản lượng lớn hơn so với khi chưa có thương mại quốc tế và kết quả là tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế sẽ giúp các ngành xuất khẩu khai thác lợi thể kinh tế theo qui mô, tăng năng suất và giảm chi

29

phí, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng xuất khẩu và qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 39 - 41)