Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm từ năm

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 72 - 76)

Trong chương này, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê để nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động theo thời gian của xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế. Qua đó, cung cấp dữ liệu sống động về mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản cũng như tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giúp đưa ra các kết luận ban đầu về vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành các bước phân tích định lượng.

3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm từ năm 2000 đến nay đến nay

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á khởi nguồn từ Thái Lan và nhanh chóng tác động tiêu cực tới các nước Châu Á như Indonesia, Malaysia, và Hàn Quốc. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính này đã không tác động trực tiếp đối với nền kinh tế của Việt Nam, nhưng nó đã có ảnh hưởng gián tiếp vào nền kinh tế của Việt Nam và ngừng chuỗi tăng trưởng kinh tế cao trong những năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng giảm không mong muốn đến 5,76% trong năm 1998 và giữ tốc độ tăng trưởng thấp trong các năm tiếp theo từ năm 1998 đến năm 2001 (Minh Đức, 2008).

Trong thời kỳ này, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC trong năm 1998 và ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ trong năm 2000. Cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị cho vòng đàm phán gia nhập WTO. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2000 đạt 6,79%, cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 400 USD/năm, bình quân xuất khẩu đầu người vượt mức một nước nghèo là 180 USD/năm.

Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh từ năm 2002 và tốc độ tăng đều qua các năm đến 2007. Đáng chú ý là trong giai đoạn này, hiệu ứng tích cực từ những biện pháp cải cách kinh tế được thực hiện trong thập niên 1990 đã gần như không còn. Nhưng thay vào đó, trong điều kiện nền kinh tế thế giới tăng trưởng nóng, xuất khẩu và chính sách kinh tế (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) mở rộng, đặc

61

biệt là đầu tư công, đã trở thành hai động lực chính của tăng trưởng. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong các năm từ năm 2004 đến năm 2007, trung bình đạt 8,2%. Việc trở thành thành viên của WTO năm 2007 cũng đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được cải thiện... Tuy nhiên, ngay sau đó do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế như nợ xấu, tồn kho… dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm.

Tính ra, trong mười năm 2001-2010, bình quân mỗi 9 năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%, trong đó, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001- 2005 tăng 7,51%/năm; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 tăng 7,01%/năm. So với giai đoạn 1991-2000, quy mô nền kinh tế đã tăng lên đáng kể cả về mức của lượng tuyệt đối của 1%, cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm vẫn đạt 7,26%, xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000, đây là một thành tựu rất quan trọng. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, trong suốt mười năm qua, Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines (Tổng cục Thống kê, 2011).

Giai đoạn 2011-2015 là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế năm 1986. Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm đạt mức thấp nhất so với các giai đoạn 5 năm kể từ năm 1990, chỉ đạt 5,91% so với mức 8,2% giai đoạn 1991-1995; 6,95% giai đoạn 1996-2000; 6,9% giai đoạn 2001-2005; 6,32% giai đoạn 2006- 2010 (Tổng cục Thống kê, 2016).

Năm 2011 khởi đầu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 với nhiều khó khăn nên tổng sản phẩm trong nước chỉ tăng trưởng 6,24%, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2010. Năm 2015, ước tính tăng 6,68% nhưng vẫn chưa đủ mạnh để kéo cả giai đoạn hoàn thành mức tăng trưởng kế hoạch vì các năm trước tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn tương đối cao và ổn định so với các nước trên thế giới, GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm trước, cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013, đây là dấu

62

hiệu tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Tổng thu nhập quốc gia - GNI ngày càng thấp hơn so với GDP, cho thấy lượng giá trị tạo ra từ sản xuất chuyển ra khỏi Việt Nam ngày càng nhiều và cũng phản ánh tương quan giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế nước ta so với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (Giai đoạn 2006-2010, bình quân GNI bằng gần 97% GDP; giai đoạn 2011-2015 chỉ bằng 95,51%) trong khi các nước khác đều xấp xỉ 97% (trừ Thái Lan cũng chỉ trên 95% GDP). Riêng Hàn Quốc và Philipins trong những năm gần đây, phần thu nhập từ nước ngoài chuyển về nước khá nhiều làm cho GNI các nước này đều cao hơn GDP. Tốc độ tăng GNI bình quân cả thời kỳ 2011-2014 của Việt Nam là 5,35%/năm, bằng Malaysia, thấp hơn so với mức 5,61% của Indonesia, nhưng cao hơn so với Thái Lan, Philipins, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực từ năm 2000 đến năm 2020

Nguồn: World Development Indicator

Nếu những năm 2008 – 2010, mức bơm tín dụng của ngân hàng vào nền kinh tế luôn trên 30% (năm 2009 là 37,7%) nhưng GDP tăng trưởng chưa tương xứng, chỉ ở mức 5,66 - 6,42%. Từ năm 2013 trở đi, mức "bơm" tín dụng đã chậm lại nhưng vẫn ở hai con số 13-18%, tăng trưởng GDP cũng tăng mạnh mẽ trở lại luôn

-15 -10 -5 0 5 10 15 20 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tố c d ộ tă n g GD P (% ) Năm Vietnam Japan China Thailand Myanmar Lao PDR Philippines

63

trên mức 6,2% (trừ năm 2014 là 5,98%). Đến năm 2017 - 2018, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể rơi vào chu kỳ 10 năm. Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, GDP của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt kế hoạch đề ra đầu năm là 6,7% và đạt mức 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua (Linh Lan, 2019).

Nhìn chung, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua thuộc nhóm cao so với các nước trong khu vực và thế giới. (Nguyễn Mạnh Hiệp, 2018) Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam dẫn đầu các nước trong khu vực, đạt trên 7% là một tin vui đối với từng người dân Việt Nam, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại. Đầu năm 2020, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 2,91%, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2000-2020 (Hình 3.1), nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng dương trong năm 2020; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaisia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD) (Tổng cục Thống kê, 2021).

Sang đến năm 2021, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Quý I/2021 cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất - nhập khẩu khi tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa

64

ước đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%, nguyên nhân do gia tăng số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng và giảm số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng. Tính chung quý I/2021, cả nước có 29.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245,6 nghìn lao động, giảm 1,4% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký và tăng 0,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê, 2021).

Tuy nhiên, làn sóng thứ tư của đợt dịch Covid-19 bùng phát đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp ở nước ta (từ cuối tháng 4/2021 đến nay). Dựa trên những thông tin cập nhật diễn biến mới của dịch Covid-19, nhiều tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2021 sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi cuộc chiến chống dịch trên thế giới và tại Việt Nam chưa thể kết thúc sớm. Nhiều ngành kinh tế quan trọng sẽ tiếp tục trải qua một năm đầy khó khăn và khó đoán định. Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)