Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 155 - 157)

Đầu tư nước ngoài cũng là một trong những kênh truyền dẫn tác động của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy cần phải có các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ngành này. Do đặc điểm sản phẩm của ngành thủy sản là khó bảo quản, dễ hư hỏng, nên những vấn đề đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn là yếu tố sống còn. Như vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này, cần có đủ nguồn vốn để tập trung đầu tư

144

vào máy móc thiết bị khoa học công nghệ chế biến, đóng gói và bảo quản. Cần chủ động tạo nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản từ trong nước và ngoài nước. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần hoàn thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường này. Mọi hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy ản phải gắn trực tiếp với thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường chủ chốt.

Như vậy, chính phủ cần phải ra soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thị trường như các điều luật lỗi thời trong luật thủy sản, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chính phủ cần hoàn thiện và xây dựng chính sách thuế ổn định, hạn chế việc sửa đổi bổ sung từng sắc thuế một cách thường xuyên nhằm ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để các thể nhân và pháp nhân lựa chọn kinh doanh và quyết định đầu tư. Việc mở ra các điều kiện thông thoáng hơn cho phát triển sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển ngành thủy sản.

Đẩy mạnh cải cách hành chính sâu rộng, đặc biệt là trong công tác quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh và trong giải quyết các nhu cầu, quyền lợi của nhà đầu tư. Quy hoạch và quản lý thống nhất hệ thống chế biến thủy sản bằng cách cấp phép đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhà máy chế biến thủy sản cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển việc đầu tư theo lĩnh vực kỹ thuật chính sang đầu tư theo những chương trình mục tiêu xuất khẩu.

Thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc thực hiện chế độ ưu đãi cho vay vốn, hoặc giữ lại vốn khấu hao và một phần thuế xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chế biến, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư sản uất thủy sản xuất khẩu như: địa điểm sản xuất, ưu đãi tiền thuê đất, vốn vay tín dụng…

145

nhằm khai thác, thu mua, tập trung chế biến nguyên liệu thủy sản đảm bảo chất lượng đầu ra.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài tương xứng với tiềm năng phát triển ngành thủy sản, các địa phương, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng chiến lược quy hoạch thu hút, xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài đồng bộ, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đồng thời chú trọng tạo lập môi trường kinh tế - xã hội ổn định.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)