Đánh giá các công trình nghiên cứu trước và hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 64 - 68)

Các nghiên cứu trên cho thấy xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều hình thức, có nhiều nghiên cứu cho rằng xuất khẩu tác động tích cực (thuận chiều), nhưng cũng có một số nghiên cứu cho rằng xuất khẩu tác động tiêu cực (ngược chiều) đến tăng trưởng. Chiều hướng tác động có sự khác biệt giữa các quốc gia, giữa các thời kỳ trong một quốc gia. Phần lớn các nghiên cứu trên đều chỉ ra xuất khẩu được nhìn nhận là một như một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng.

Các nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng khá nhiều mô hình OLS Thirunavukkarasu & Achchuthan (2014), Ahmad, D., và Ahmad, J. (2018), hay mô hình ARDL (Goh, Sam và McNown, 2017, Sothan, 2016), FMOLS (Pradhan, K. C.,2016, Jaunky, V. C., 2011), ECM cũng như VECM trong đánh giá các tác động

53

của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế (Lim và Ho, 2013; Shahbaz và Rahman, 2014; Dritsaki, 2014; Majid và Elahe, 2016; Tsitourasa và Nikas, 2016). Nghiên cứu thực nghiệm dữ liệu đa quốc giá của Tekin (2012), Hye, Wizarat và Lau (2013), Majid và Elahe (2016), Tsitourasa và Nikas (2016); dữ liệu quốc gia riêng lẻ Mishra (2011), Dritsaki (2013), Shahbaz và Rahman (2014) nhận định có nhân quả tích cực giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Trong khi Lim và Ho (2013) cho rằng có mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn phi tuyến tiềm năng giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. László Kónya (2006) cho thấy có quan hệ nhân quả một chiều từ xuất khẩu tới GDP ở Bỉ, Đan Mạch, Iceland, Ireland, Ý, New Zealand, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Dòng nghiên cứu gần đây, Tsitourasa và Nikas (2016), Sothan (2016), Goh, Sam và McNown (2017) cho thấy mối quan hệ dài hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá thực đa phương chính là biến trung gian mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế (Esfahani,1991; Khan và Saqib, 1993; Nguyễn Quang Hiệp, 2014). Dritsaki (2013) chỉ ra rằng có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, giữa tăng trưởng kinh tế và nợ chính phủ. Tan, B. W., & Tang, C. F. (2016) ngoài chỉ ra thương mại (xuất nhập khẩu) tác động tích đến tăng trưởng kinh tê ở các nước ASEAN còn nhấn mạnh vai trò của lãi suất cho vay ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước này.

Bảng 2.1: Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứu tiền nghiệm xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Loại dữ liệu PP

nghiên cứu

Dữ liệu 1 ngành (cả đơn quốc gia và đa

quốc gia)

Dữ liệu đơn quốc gia Dữ liệu đa quốc gia

OLS Thirunavukkarasu &

Achchuthan (2014) Ahmad, D., và Ahmad, J. (2018)

Đào Thị Bích Thủy (2016)

VAR Phạm Mai Anh (2008)

Shirazi và Manap (2005) Javed và cộng sự (2012)

Vincent, K. (2017)

Nguyễn Thị Thu Thủy (2014) Sharma, Rishad và Gupta (2018)

Sharma, Rishad và Gupta (2018) Bakari, S., & Mabrouki, M. (2017).

Jaunky, V. C. (2011).

54 ARDL Priyankara, E. A. C. (2018) Jawaid, S. T., Siddiqui, M. H., Atiq, Z., & Azhar, U. (2019). Hoàng Xuân Bình (2011), Phan Thế Công (2011) Dritsaki (2014)

Sultanuzzaman, Akash, Wang và Shakij (2018) Hye, Wizarat và Lau (2013 Sothan (2016) và Goh, Sam và McNown (2017)

Acaravci, A., & Öztürk, İ. (2012) Yao, S., & Wei, K. (2007) VECM Waithea K. và cộng sự (2011) Ahmad, D., và Ahmad, J. (2018) Sanjuán‐López, A. I., & Dawson, P. J. (2010) Wen, X. và cộng sự (2019)

Nguyễn Quang Hiệp (2014, 2016)

Lim và Ho, 2013; Shahbaz và Rahman, 2014; Dritsaki, 2014; Shahbaz và Rahman (2014) Majid và Elahe, 2016; Tsitourasa và Nikas, 2016 Bakari & Mabrouki (2017) Thirunavukkarasu & Achchuthan (2014) Bakari & Mabrouki (2017) Ahmad, D., và Ahmad, J. (2018)

Bakari, S., & Mabrouki, M. (2017). Pradhan, K. C. (2016). Lim và Ho (2013) Tsitourasa và Nikas (2016) Tan, B. W., & Tang, C. F. (2016) Majid và Elahe (2016) FMOLS Vincent, K. (2017) Priyankara, E. A. C. (2018) Priyankara, E. A. C. (2018) Jawaid, S. T., Siddiqui, M. H., Atiq, Z., & Azhar, U. (2019). Jaunky, V. C. (2011).

Zainal Abidin, I. S., Bakar, A., & Haseeb, M. (2014).

Bakar, N. A. A., Abidin, I. S. Z., & Haseeb, M. (2015) Jaunky, V. C. (2011) Pradhan, K. C. (2016). Ee, C. Y. (2016). Jaunky, V. C. (2011). Fish exports and economic growth: the case of SIDS.

Coastal Management,

39(4), 377-395.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ở Việt Nam mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích và bàn luận. Các nghiên cứu học thuật về tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế được thiết kế khá bài bản, có nền tảng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu khoa học, sử dụng các phương pháp hiện đại giúp định lượng các mối quan hệ, cho kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.

55

Cho đến nay đã có một số nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên số lượng còn khá ít ỏi, đồng thời các kết quả cũng còn chưa đáp ứng kì vọng. Các nghiên cứu áp dụng mô hình VECM có thể kể tới như Nguyễn Quang Hiệp (2014, 2016). Trong khi Hoàng Xuân Bình (2011), Phan Thế Công (2011) sử dụng mô hình ARDL; Phạm Mai Anh (2008) áp dụng mô hình VAR; tiếp cận bằng mô hình OLS có thể kể đến như Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), Đào Thị Bích Thủy (2016). Nhìn chung các nghiên cứu Việt Nam chỉ dừng lại đánh giá mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cấp quốc gia.

Những phân tích tổng quan trên cho thấy, còn có những kết quả khác nhau giữa các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Các kết quả thu được phụ thuộc không chỉ trên cách tiếp cận lý thuyết, mà còn phụ thuộc vào việc sử dụng hệ thống phương pháp kinh tế lượng và dữ liệu. Ví dụ, những nghiên cứu số liệu bảng có thể cho thấy mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và tăng trưởng, trong khi kết quả từ các nghiên cứu về chuỗi thời gian phụ thuộc đáng kể vào quốc gia phân tích, khoảng thời gian chọn lựa và phương pháp kinh tế lượng được sử dụng. Ngoài ra, khi nghiên cứu số liệu chéo có thể che khuất những điểm đặc thù của các nước đang phát triển, nhất là những nước có thu nhập thấp và các nước xuất khẩu dầu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây về chủ đề này chủ yếu sử dụng mô hình VECM và mô hình FMOLS, được phát triển dựa trên mô hình VAR và xét đến quan hệ đồng tích hợp giữa các biến số kinh tế.

Có thể thấy rằng mô hình VECM có dạng một vectơ đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến (Blecker, 2009). Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong khi cho phép sự biến động ở một mức độ nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có thể ước lượng được với các chuỗi không dừng nhưng có quan hệ đồng tích hợp mà không bị hồi quy giả mạo. Đây là điểm khác biệt so với mô hình VAR, mô hình chỉ có thể ước lượng được khi tất cả các biến số là dừng. Với cấu trúc như vậy, mô hình VECM chứa thông tin về điều chỉnh cả ngắn hạn và dài hạn. Chính vì vậy vấn đề cần đặt ra là cần có nhiều nghiên cứu sử dụng các mô

56

hình VECM hơn nữa để khám phá bản chất của tác động xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế.

Phần tổng quan tài liệu ở trên cũng cho thấy rằng mô hình FMOLS cũng được sử dụng rộng rãi để ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, nhất là các nghiên cứu sử dụng số liệu theo thời gian để xem xét mối quan hệ của xuất khẩu một ngành cụ thể và tăng trưởng. Hơn nữa về bản chất số liệu chuỗi thời gian thường là chuỗi không dừng, và khi ước lượng bằng cách lấy sai phân của các chuỗi không dừng I(0) có thể làm mất thông tin dài hạn của các chuỗi. Mô hình FMOLS (được đề xuất bởi Kao và Chiang, 2000) phù hợp để ước lượng khi các chuỗi có quan hệ đồng tích hợp để xem xét mối quan hệ dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Bằng việc bổ sung thành phần hiệu chỉnh sai số ECM (thành phần dài hạn) vào phương trình, các quan hệ dài hạn có thể được xét tới trong mô hình này. Xử lý vấn đề nội sinh và tương quan chuỗi là những ưu điểm được gắn liền với mô hình FMOLS (Moutinho & Robaina, 2016; Dogan & Seker, 2016).

Ngoài ra, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đề tài này tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của thủy sản tác động đến tăng trưởng kinh tế thủy sản, góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình FMOLS và mô hình VECM để đánh giá mối quan hệ của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng của ngành thủy sản cũng như tác động đến tăng trưởng kinh tế quốc gia cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hai mô hình này là phù hợp với số liệu chuỗi thời gian mà tác giả sử dụng trong luận án, xử lý được các biến nội sinh bằng cách bổ sung thành phần hiệu chỉnh sai số. Kế thừa các nghiên cứu tiền nghiệm, nghiên cứu này, ngoài kênh truyền dẫn tỷ giá trong mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu còn đưa vào các biến truyền dẫn khác là biến độ mở thương mại và biến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luận án dự định sẽ bổ sung và lấp đầy các “khoảng trống” nghiên cứu trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)