Lý thuyết về độ co giãn, hiệu ứng tuyế nJ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 47 - 54)

Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 –1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện. Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của một quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình giống chữ cái J.

Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của môt quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình giống chữ cái J.

Thâm hụt đường cong J cho thấy sự xấu đi lúc đầu và sự cải thiện sau đó của cán cân thương mại dưới tác động của đồng tiền giảm giá.

Các lý luận kinh tế học nói rằng khi phá giá tiền tệ, giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ trở nên thấp đi trong khi giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ tăng lên. Vì thế, đất nước sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Kết quả là cán cân vãng lai (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, về phía cầu, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên các hợp đồng, vì thế lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi giá cả (do tỷ giá thay đổi). Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất để sản xuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian.

36

Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện.

Hiệu ứng đường cong J có thể được mô tả dựa vào cán cân thương mại và phản ứng của nó đối với việc phá giá. Giả sử ta giữ giá nước ngoài cố định nếu nền kinh tế nước chủ nhà nhỏ. Với tập hợp giả thiết tổng quát hơn này, chúng ta lấy đạo hàm theo tỷ giá và có: 𝜕𝑇𝐵 𝜕𝐸 = 𝑃𝑋𝑒 + 𝑃𝑒𝑋 + 𝐸𝑃 𝑓𝑄𝑒 − 𝑃𝑓𝑄. Trong đó: 𝑋𝑒 =𝜕𝑋 𝜕𝐸; 𝑃𝑒 = 𝜕𝑃 𝜕𝐸, 𝑄𝑒 = 𝜕𝑄 𝜕𝐸

Đồng nội tệ mất giá sẽ làm ảnh hưởng tới thương mại theo 3 kênh: (i) Kênh thứ nhất ảnh hưởng ngay lập tức;

(ii)Kênh thứ hai cần một khoảng thời gian;

(iii) Kênh thứ ba có thể ảnh hưởng đáng kể nhưng phải sau một khoảng thời

Hình 1.2: Lý thuyết đường cong J

37 gian tương đối dài.

- Phản ứng ngay lập tức: Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng, làm xấu đi cán cân thương mại. Giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, nhưng khối lượng xuất khẩu chưa tăng và khối lượng nhập khẩu chưa giảm. Quan sát trên đồ thị, ta thấy đó là đường đi xuống. Vì ngay sau khi phá giá, các nhà nhập khẩu và xuất khẩu vẫn còn phải thực hiện những hợp đồng mà họ đã ký kết trước khi phá giá. Giá và lượng của hàng hoá đã được cố định theo những cam kết trước khi phá giá. Do vậy, điều kiện sau được thỏa mãn X e = Pe = Qe =0. Chúng ta thấy rằng phá giá một đơn vị tiền tệ sẽ làm cán cân thương mại giảm P fQ do cần nhiều nội tệ hơn để trả cho lượng hàng nhập khẩu đã cố định về khối lượng và mức giá tính theo ngoại tệ.

- Phản ứng trung hạn: Hiệu ứng khối lượng dần thay đổi đề bù đắp sự thâm hụt cán cân thương mại do hiệu ứng giá cả gây ra. Các hợp đồng mới được cố định sau khi phá giá sẽ phản ánh việc thay đổi mức giá tương đối theo hướng có lợi cho sản phẩm trong nước. Ký hiệu chỉ số dưới của biến trước khi phá giá bằng 0 và chỉ số dưới cuả các biến sau khi phá giá bằng 1: khi đó mức giá tương đối trước khi phá giá sẽ bằng ER0 = E0P0 f / P0,và sau khi phá giá là ER1 = E1P0 f / P0 = ER0 . Sau khi có sự thay đổi giá tương đối như vậy, cầu sẽ chuyển từ hàng nước ngoài sang hàng sản xuất trong nước, do vậy X e =0 và Qe = 0. Phản ứng của lượng hàng xuất khẩu và lượng hàng nhậpkhẩu như trên có thể thấy được khá sớm sau khi thực hiện phá giá, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định nó có thể không phát huy hết toàn bộ tác động sau nhiều năm. Ngay khi hiệu ứng này bắt đầu phát huy tác dụng thì cán cân thương mại sẽ được cải thiện hơn so với vị trí đáy của đường cong J và nếu điều kiện Marshall - Lerner được thỏa mãn thì nó sẽ cải thiện hơn so với trạng thái ban đầu.

- Phản ứng dài hạn: Trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng hoàn toàn lấn át hiệu ứng giá cả, do đó, trên đồ thị, cán cân thương mại bắt đầu đi lên. Tuy nhiên, trên thực tế, giá hàng hoá trong nước và nước ngoài bắt đầu điều chỉnh và triệt tiêu bớt một phần lợi thế cạnh tranh từ việc phá giá. Việc tăng giá thực tế của nội tệ lại gây ra phản ứng có độ trễ của khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu; tuy nhiên lúc này đi

38

theo chiều ngược lại và nó làm xấu đi cán cân thương mại.

- Theo giả thuyết ngang giá sức mua dạng tuyệt đối, chúng ta có quy luật một giá trên thị trường quốc tế. Như vậy, chúng ta sẽ kỳ vọng tỷ giá thực tế cuối cùng sẽ quay trở lại giá trị cân bằng ban đầu của nó. Khi tỷ giá cố định tại E1 và mức giá nước ngoài là ngoại sinh, điều này hàm ý rằng phần trăm tăng giá trong nước cuối cùng sẽ đúng bằng phần trăm tăng tỷ giá lúc đầu, do vậy ER2 = E1P f / P2. Điều này có nghĩa là phá giá danh nghĩa không thể ảnh hưởng tới cán cân thương mại trong dài hạn.

Có một loạt lý do đưa ra để giải thích việc phản ứng chậm chạp của số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn và tại sao sự phản ứng này lại mạnh hơn rất nhiều trong dài hạn, do những hiện tượng sau:

Thứ nhất, độ trễ trong phản ứng của nhà sản xuất: Mặc dù việc phá giá sẽ giúp cải thiện tình hình cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên cũng cần có một khoảng thời gian để các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Phản ứng tức thì có thể giải thích là do độ trễ phản ứng của nhà sản xuất. Các đơn đặt hàng nhập khẩu thông thường được ký kết từ trước và do vậy những hợp đồng này sẽ không được hủy bỏ trong thời gian ngắn. Do vậy, trong ngắn hạn, chúng ta phải chi nhiều hơn cho nhập khẩu.

Thứ hai, cạnh tranh không hoàn hảo: Một vấn đề khác mà ta không đưa được vào mô hình đơn giản trên để giải thích là vấn đề cạnh tranh không hoàn hảo. Để chiếm lĩnh cho mình một thị phần trên thị trường nước ngoài là công việc tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Nếu điều này đúng thì các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không muốn đánh mất thị phần của mình ở nước phá giá, nên họ có thể phản ứng lại bằng cách giảm giá xuất khẩu để nhằm duy trì sức cạnh tranh của mình. Khi họ làm điều này thì trong một chừng mực nào đó, ảnh hưởng của phá giá trong việc làm tăng chi phí nhập khẩu đã bị thoái lui. Tương tự như vậy, các ngành công nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu có thể phản ứng lại mối đe dọa từ hàng xuất khẩu tăng lên từ phía nước phá giá bằng cách giảm giá ở thị trường nội địa và điều này sẽ hạn chế sự gia tăng hàng xuất khẩu của nước phá giá. Những ảnh hưởng này

39

đều vi phạm giả thiết giá hàng hoá trong nước và nước ngoài là không đổi của phương pháp tiếp cận hệ số co giãn.

Thứ ba, phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm: Người tiêu dùng nước ngoài cần có thời gian để tiêu dùng và đánh giá hàng hoá xuất khẩu từ trong nước. Người tiêu dùng trong nước cũng cần có thời gian để chuyển sang tiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Ngoài những hiệu ứng kể trên, người ta thấy rằng giá hàng xuất khẩu tính theo đồng nội tệ sẽ không giữ nguyên. Nhiều hàng nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho các ngành công nghiệp xuất khẩu và giá hàng nhập khẩu tăng có thể dẫn tới việc tăng chi phí lương công nhân bởi vì người công nhân có thể sẽ đòi hỏi khoản thù lao cao hơn bù đắp cho mức giá nhập khẩu cao hơn; điều này cũng sẽ dẫn tới việc tăng giá hàng xuất khẩu và làm giảm lợi thế cạnh tranh của việc phá giá.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:

Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khấu: đối với các nền kinh tế đang phát triển, có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.

Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng các loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển.

Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập

40

khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.

Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thương làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ.

Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước:

Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi củ hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo mức độ gia tăng số lượng của hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài.

Từ phân tích cơ sở lý thuyết đã cho thấy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình này thiết lập một vòng xoắn tiến về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Mô hình vòng xoắn tiến (The Virtuous Circle Model) về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế biểu thị mối quan hệ vòng tròn mở theo hướng tích cực giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế (hình 1.3).

Trong đó, sự tăng trưởng sản lượng nhanh hơn làm tăng năng suất do hiệu quả kinh tế theo qui mô và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, dẫn đến chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa được giảm xuống. Điều này sẽ có tác động làm tăng tỷ giá hối đoái thực, cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế và do đó có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. Sự gia tăng của xuất khẩu sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản lượng thông qua hiệu ứng số nhân Keynes, tăng cầu tiêu dùng và kích thích đầu tư. Vòng tuần hoàn lại tiếp tục bước tiến mới khi nền kinh tế đạt được năng suất cao hơn nữa. Một quá trình tuần hoàn như vậy được gọi là vòng xoắn tiến về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

41

Hình 1.3: Mô hình vòng xoắn tiến giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Blecker (2009)

Tóm tắt chương 1

Nội dung của chương 1, tác giả đã hệ thống lại các vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, góp phần làm rõ cách tiếp cận của luận án với vấn đề này. Qua đó cho thấy quá trình phát triển của các lý thuyết thương mại quốc tế và lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong việc giải thích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cũng như phân tích các kênh truyền dẫn tác động trong mối quan hệ qua lại giữa hai chỉ tiêu này.

Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc hình thành và thu hút các yếu tố nguồn lực của tăng trưởng như: tạo thêm việc làm; bổ sung vốn cho nền kinh tế, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, cung cấp ngoại hối cho phép tăng nhập khẩu công nghệ, hàng hóa vốn và hàng hóa trung gian; và thúc đẩy tiến bộ công nghệ giúp tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, xuất khẩu là một bộ phận của tổng cầu, do đó gia tăng xuất sẽ thúc đẩy tăng tổng cầu và vì vậy sẽ chắc chắn dẫn đến tăng sản lượng.

Tăng trưởng uất hẩu Tăng t giá thực cải thiện hả năng cạnh tranh Tăng trưởng sản lượng Tăng trưởng năng suất Hiệu ứng số nhân Keneys, tăng cầu tiêu dùng và kích

thích đầu tư

Giảm chi phí sản xuất

và giả cả Cầu xuất khẩu

co giãn mạnh theo giá tương

đối

Hiệu quả kinh tế theo qui mô và thúc đẩy tiến bộ

công nghệ (Luật Verdoorn)

42

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 47 - 54)