Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 151 - 152)

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, độ mở thương mại là một nhân tố truyền dẫn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, vì vậy cần có các giải pháp để tăng cường độ mở thương mại như sau:

- Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm thủy sản ở nước ngoài; hội chợ, hội thảo quốc tế, nhằm tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn để đàm phán và chuẩn bị tốt nguồn cung, không ngừng củng cố và nâng cao uy tín trong làm ăn đối với khách hàng.

- Nên giữ vững và mở rộng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường còn nhiều tiềm năng như: Các nước Châu Á khác, Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,...

- Cần đa dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường tôm thế giới trên các mặt: giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất.

- Nghiên cứu chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị ở nước ngoài.

- Cần xây dựng thương hiệu chung cho tôm Việt Nam.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhất là tại các thị trường mà Việt Nam đã và chuẩn ký các hiệp định thương mại tự do FTA và TA; các thị trường tiêu thu ̣trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm , hội chợ, tuyên truyền và quảng cáo. Thúc đẩy hội nhập với khu vực ASEAN và với tổ chức WTO nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ.

140

- Nâng cao sự hiểu biết về luật pháp của các nước nhập khẩu, luật pháp quốc tế, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán và tư liệu cần thiết đầy đủ nhằm phòng, tránh và ứng phó tốt nếu xảy ra các tranh chấp thương mại, khiếu kiện…

- Cần có Trung tâm nghiên cứu phân tích, dự báo thị trường xuất khẩu và nội địa cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất, Doanh nghiệp chế biến thủy sản, xuất khẩu, cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp để giúp định hướng sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm thỷ sản theo định hướng thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 151 - 152)