Lý thuyết hiệu ứng co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall –

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 44 - 45)

Phương pháp hệ số co giãn do hai tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần đầu và được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng. Phương pháp này dựa trên giả thiết là cung và cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn hảo, nghĩa là ứng với mỗi mức giá nhất định thì nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu luôn luôn được thỏa mãn. Nội dung của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai.

Hệ số co giãn xuất khẩu thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.

ηx= (dX/X)/(dE/E)

Hệ số co giãn nhập khẩu thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%.

ηm= (dM/M)/(dE/E)

Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thương mại, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo tỉ giá của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1,

33

(ηx +ηm>1). Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner.

Một số nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn cho thấy rằng trong dài hạn (từ hai đến ba năm) tổng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1, tức phá giá có tác động đến xuất nhập khẩu. Theo khảo sát thực nghiệm của Goldstein và Kahn (1985) thì tổng hệ số co giãn trong dài hạn (dài hơn 2 năm) luôn lớn hơn 1, trong khi trong ngắn hạn (dưới 6 tháng) nó có xu hướng tiến gần đến 1. Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn. Vì vậy, điều kiện Marshall - Lerner chỉ có thể được duy trì trong dài hạn (Nguyễn Văn Tiến, 2005).

Đối với các nước phát triển do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, có thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng nhanh và khối lượng nhập khẩu giảm nhanh trong ngắn hạn. Do đó, độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn.

Còn những nước đang phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu là nhỏ, hiệu ứng khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn.

Điều này hàm ý rằng phá giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng có thể sẽ không có tác động ở quốc gia khác. Nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 44 - 45)