Đánh giá chung về vai trò của xuất khẩu thủy sản tác động đến tăng

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 130 - 135)

trưởng kinh tế Việt Nam

Qua kết quả nghiên cứu bằng mô hình thực nghiệm ở trên cho thấy, tồn tại mối quan hệ tích cực hai chiều giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua các kênh truyền dẫn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả này ủng hộ quan điểm xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng kinh tế của các nghiên cứu tiền nghiệm trong nước lẫn quốc tế (Tan, B. W., & Tang, C. F., 2016, Priyankara, E. A. C. (2018, Wen, X. và cộng sự , 2019…), và các yếu tố nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Nguyễn Quang Hiệp, 2016). Sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng đã có tác động tích cực đến việc hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của ngành thủy sản trong những năm qua, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở thời điểm hiện tại sẽ góp phần làm gia tăng tăng trưởng GDP cả nước ở giai đoạn tiếp theo. Kết quả này ủng hộ kết quả phân tích ở chương 3, càng khẳng định vai trò quan trọng của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia, góp phần định hướng phân bổ nguồn lực và cơ cấu ngành thủy sản, ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Có thể nói, ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và là thực phẩm được nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Đối với Việt Nam, thủy sản là ngành có nhiều khả năng và tiềm năng phát triển. Với vị trí và điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác, thủy sản được coi là ngành kinh tế chiến lược của đất nước. Nước ta có bờ biển kéo dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2

. Ngoài ra, nước ta còn có trên một triệu ha mặ nước ngọt và 40 vạn ha nặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi. Với điều kiện tự nhiên như vậy, hàng năm chúng ta đánh bắt hàng triệu tấn thủy sản bao gồm: cá, tôm, mực… Ngoài ra chúng ta còn nuôi trồng với khổi lượng thủy sản lớn.

Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn của đất nước, nhà nước ta xác định ngành thủy sản là ngành có vai trò quan trọng, mũi nhọn cho hoạt động xuất

119

khẩu. Với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nghề thủy sản từ tự cung tự cấp đã trở thành nghề có khả năng phát triển kinh tế hàng hóa. Phát triển nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước. Hơn nữa, phát triển ngành thủy sản cũng sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2019, GDP thủy sản theo giá thực tế đạt 205.252 tỷ đồng chiếm 3,4% GDP toàn quốc và chiếm 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp (Tổng cục Thống Kê, 2020).

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của cộng đồng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2019, ngành thủy sản thu hút hơn 3,5 triệu lao động (VASEP, 2020). Thêm vào đó, xuất khẩu thủy sản phát triển còn góp phần nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong nước, góp phần dẩy mạnh quá trình hiện đại hóa trong ngành thủy sản. Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủy sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng năm 8%. Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 54%, khai thác chiếm 46%. XK tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD. Xuất khẩu hải sản chiếm 30- 35% tổng xuất khẩu thủy sản. Từ năm 1998 đến 2020, kim ngạch tăng gấp 10 lần từ 315 triệu USD lên 3,2 tỷ USD; tăng trưởng trung bình hàng năm 11%. Việt Nam XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

120

Trong những năm gần đây, xuất khẩu sang EU chững lại, sang ASEAN, Hàn Quốc ổn định, trong khi XK sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì tăng trưởng khả quan (Tổng cục thống kê, 2020).

Hoạt động xuất khẩu thủy sản góp phần đáng kể trong việc tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đến nay, trung bình mỗi năm ngành thủy sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đứng thứ 7 trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất (Tổng cục Thống kê, 2020). Với tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, xuất khẩu thuỷ sản còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

Thực tế, ngành sản xuất thủy sản là một ngành có tính hỗn hợp và liên ngành cao, chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải được nâng cao cả về chất lẫn về lượng để phù hợp đối với các thị trường xuất khẩu. Điều này yêu cầu các hoạt động như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao. Cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt. Trước đây, lao động trong ngành thủy sản chỉ tập trung chủ yếu ven biển trong ngành khai thác ven bờ, nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tăng lao động thủy sản còn tập trung trong nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản. Hàm lượng công nghệ trong lực lượng lao động cũng như cung cách làm ăn theo cơ chế thị trường cũng tăng lên rõ nét. Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng thích ứng với các yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa, ngành thu hút nhiều lao động và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn và ven biển, ngành có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chủ trương và các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.

121

Tuy nhiên, ở Việt Nam nhìn chung hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào còn thấp. Trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực, kéo theo năng suất lao động xã hội thấp; năng lực sản xuất của vốn còn hạn chế và có xu hướng giảm; lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng không ngoại lệ, nguồn lực lao động chủ yếu vẫn là trình độ thấp, nguồn giống nuôi trồng còn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, và thức ăn chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng đáng kể, cho nên mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng mạnh nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường còn thấp so với các nước khác. Các rào cản kỹ thuật cũng là một thách thức cho sản phẩm của Việt Nam khi gia nhập thị trường thế giới.

Ở chiều ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng thông qua tăng năng suất, giúp tăng khả năng cạnh tranh thương mại quốc. Theo đó, tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng suất nhờ khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô và tiến bộ công nghệ. Kết quả thực nghiệm trên cho thấy khi có cú sốc từ tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng. Có thể giải thích rằng, tăng trưởng kinh tế cũng tác động tích cực đến năng suất của ngành thủy sản, giúp giảm chi phí sản xuất của ngành.

Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng, tỷ giá hối đoái là một kênh truyền dẫn trong mối quan hệ tác động của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, qua cơ chế điều tiết của Nhà nước thì khi nền kinh tế gặp các cú sốc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh tăng lên gần như ngay lập tức để ổn định thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời có tác động mạnh giúp xuất khẩu tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sau khi các cú sốc này chấm dứt thì tỷ giá lại được giữ ổn định để tránh những tác động tiêu cực như tạo áp lực lên lạm phát, khả năng trả nợ nước ngoài và gây mất lòng tin vào tiền đồng của Việt Nam... Điều này cũng phản ánh rằng, ở Việt Nam, công cụ tỷ giá là một phần của chính sách tiền tệ có vai trò rất quan trọng trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bên cạnh vai trò kiểm soát lạm phát và ổn định sức mua của đồng tiền, nó còn là kênh truyền dẫn tác động của tăng kinh

122

tế đến xuất khẩu và cán cân thanh toán.

Tóm tắt chương 4

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, xuất khẩu thủy sản là động lực cho ngành kinh tế thủy sản phát triển. Sự phát triển của xuất khẩu thủy sản được coi là nhân tố tích cực trong việc hình thành và thu hút các nguồn lực đầu tư vào ngành, nâng cao mức sống của người dân và đặc biệt đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về cung cấp sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, cũng tồn tại mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái thực đa phương với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả ghiên cứu định tính và định lượng này này đã cung cấp dữ liệu sống động về mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế, bước đầu cho thấy tính phù hợp của mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp, để ngành xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao, tương xứng với tiềm năng của ngành hàng này.

123

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

Kết quả nghiên cứu ở trên ủng hộ quan điểm xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng kinh tế, và xuất khẩu thủy sản cũng đóng góp quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh chung của đại dịch Covid 19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 được dự báo tăng trở lại nhờ nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU có xu hướng hồi phục, cùng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định EVFTA (VASEP, 2021). Trong dài hạn, xuất khẩu thủy sản được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc định hướng chiến lược phát triển cho ngành theo từng giai đoạn trước những biến động của thị trường thế giới là điều thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 130 - 135)