Khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 138 - 139)

Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Trong hơn 20 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên phù hợp để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định khoảng 1,3 triệu ha (diện tích nuôi mặn lợ đạt 850 nghìn ha, nuôi nước ngọt đạt 450 nghìn ha). Các tháng cuối năm 2020, sản xuất tôm, cá tra đã có sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh được khống chế, sự hồi phục của các thị trường nhập khẩu và nỗ lực của người nuôi, doanh

19% 6% 15% 38% 12% 10%

Năm 2025: Nhu cầu 6.525.000 tấn

Bắc Mỹ Nhật Bản Châu Âu Trung Quốc Châu Á Khác

127

nghiệp đã giúp cho sản lượng tôm nước lợ tăng trưởng khá. Sản xuất cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm), cá biển đang phát triển tốt.

Hiện nay, ngành chế biến thủy hải sản phát triển thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 435.000 lao động trực tiếp và trên 4 triệu lao động ngành thủy sản nói chung, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi,... đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Nhìn chung, sản phẩm thủy sản của Việt Nam có vị thế ngành càng tốt trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)