Mô hình nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 68 - 72)

Từ kết quả tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế

57

ở Việt Nam trên cơ sở phát triển mô hình vòng xoắn tiến với các kênh truyền dẫn được mô tả như hình 2.1.

Có thể thấy rằng, xét từ phía cung, xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc hình thành và thu hút các yếu tố nguồn lực của tăng trưởng. Xuất khẩu tăng trưởng giúp tạo thêm việc làm cho lao động. Xuất khẩu thúc đẩy nền kinh tế sử dụng nhiều và hiệu quả hơn những yếu tố sản xuất sẵn có, trong đó có lao động (Ngô Thắng Lợi, 2008). Vì vậy, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn trong ngành này, từ đó cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế ngành và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Theo mô hình vòng xoắn tiến, xuất khẩu tạo ra những ngoại ứng công nghệ tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế. Xuất khẩu giúp các nền kinh tế mở tiếp cận rộng rãi hơn với kiến thức công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, thu hút thêm đầu tư nước ngoài làm tăng năng suất lao động và dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy trong mô hình nghiên cứu, luận án đề xuất kênh truyền dẫn thứ hai là vốn đầu tư FDI.

Mô hình đề xuất thêm biến truyền dẫn là biến độ mở thương mại. Theo lý thuyết, độ mở thương mại có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực và cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp nhờ sự phổ biến kiến thức và công nghệ. Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, chính sách của nhiều nước đã hướng đến mục tiêu tự do hóa thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, xem đó như là những động lực cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Belloumi, 2014). Biến độ mở thương mại cũng được nhiều tác giả sử dụng trong mô hình đánh giá mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế (Tan, B. W., & Tang, C. F., 2016). Vậy trong nghiên cứu này, độ mở thương mại cũng là một biến truyền dẫn cần được xem xét trong mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế.

58

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2020

Tăng trưởng kinh tế tác động đến xuất khẩu nhờ cải thiện năng lực cạnh tranh. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng năng suất nhờ khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô và tiến bộ công nghệ. Năng suất tăng sẽ giúp giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm nếu tiền lương không tăng tương ứng với mức tăng năng suất, qua đó góp phần làm giá hàng hóa trong nước giảm. Theo lý thuyết ở trên, REER có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trong nước nên khi năng suất tăng làm giá cả giảm sẽ có tác động làm tăng REER, cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế và do đó có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. Luận điểm này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu của Blecker (2009), Sahni và Atri (2012), Tanjung (2012). Vậy REER cũng là kênh truyền dẫn quan trọng trong mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản, cũng như tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

59

Tóm tắt chương 2

Nội dung chương này, tác giả tập trung vào các vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tác giả tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trên cơ sở các nhóm nghiên cứu có chung kết luận về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế theo 2 nhóm: Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở các quốc gia riêng biệt; Và các nghiên cứu phân tích dữ liệu đa quốc gia.

Các nghiên cứu tiền nghiệm cho thấy có những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trên thế giới. Các kết quả thu được phụ thuộc không chỉ trên cách tiếp cận lý thuyết, mà còn phụ thuộc vào việc sử dụng hệ thống phương pháp kinh tế lượng. Chủ đề xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cũng là chủ đề quan trọng giúp đánh giá sự tương quan giữa hai mục tiêu điều tiết vĩ mô ở Việt Nam.

Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và rất ít nghiên cứu về xuất khẩu của một ngành.

Từ kết quả tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án xây dựng khung lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

60

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)