Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 94 - 96)

Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ (41,5 tỷ USD), sau đó tới EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm có điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép... Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản tăng mạnh, luôn đứng trong top 10 các mặt hàng XK chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu (hình 3.6). 0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ASEAN EU HQ Mỹ Nhật Bản Trung Quốc và Hồng Kông Khác

83

Hình 3.7: Đóng góp của ngành thủy sản vào kim ngạch xuất khẩu cả nước

Tổng cục Hải quan, 2020

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Thị trường tiêu thụ Thủy sản Việt Nam ngày càng được mở rộng hiện nay được tiêu thụ ở hơn 167 thị trường. Và ngày càng có chỗ đứng quan trọng ở những thị trường lớn. Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50-60% giá trị XK của Việt Nam. Trung Quốc trong mấy năm gần đây trở thành thị trường lớn và quan trọng thứ 4 của Việt Nam, có mức tăng trưởng NK cao, tuy nhiên, thị trường này hay biến động.

Từ cuối năm 2019, Việt Nam đã thành công trong việc đàm phán và giải quyết thành công các rào cản trong thương mại như: chống bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ, TBT,… cũng đã tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước cũng như các nhà nhập khẩu tôm của Việt Nam.

Thành công của ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng

0 50 100 150 200 250 300

84

không thể không kể đến sự thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường thuận lợi cho ngành phát triển. Việt Nam có nguồn cung nguyên liệu thủy sản dồi dào để phục vụ chế biến xuất khẩu nhờ NTTS và khai thác thủy sản. Thêm vào đó, nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Về mặt chính sách, hoạt động chế biến thủy sản đã được quan tâm của các bộ, ngành. Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh. Tập trung chủ yếu ở Khu vực ĐBSCL, trong đó có một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 94 - 96)