Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 158 - 159)

- Về phương diện vĩ mô: Cán cân thương mại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần. Việc nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây là mang tính cơ cấu mặt hàng, do xuất khẩu của quá phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập khẩu những máy móc công nghệ nguồn và tăng đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu. Để làm được điều này, cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước.

- Để xuất khẩu thủy sản ổn định, bền vững, cần tăng cường các giải pháp khắc phục tình trạng này, đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 04/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về.

- Về công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm: Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao CNC như: Công nghệ cấp đông nhanh, đông siêu tốc; dần áp dụng tự động hóa trong các công đoạn để giảm bớt nhu cầu lao động; áp dụng công nghệ làm lạnh mới CAS trong bảo quản sản phẩm; sử dụng các phụ gia, hóa chất không độc hại.

147

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 158 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)