Các nghiên cứu ở các quốc gia riêng biệt

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 54 - 60)

Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở các quốc gia riêng biệt về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đưa ra kết quả trái ngược nhau. Một vài tác giả đã bác bỏ quan điểm xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ví dụ như Waithea, Lordeb và Francisb (2011) nghiên cứu ở Mexico đưa ra kết quả trong dài hạn, xuất khẩu tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, nguyên nhân là có khả năng do nhập khẩu cao, hạn chế xuất khẩu và mối liên kết yếu với các nhà cung cấp trong nước. Phan Minh Ngọc và cộng sự (2003) dựa trên những số liệu thống kê của Việt Nam trong thời gian 1975-2001 kết luận rằng, mặc dù thực tế là khu vực xuất khẩu đã tăng trưởng đáng kể trong thời gian nghiên cứu (cho thấy bởi sự đóng góp lớn và ngày càng tăng của xuất khẩu trong nền kinh tế Việt Nam), nhưng không có căn cứ chắc chắn nào về kinh tế lượng cho thấy xuất khẩu là động lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam như trong các nền kinh tế Đông Nam Á khác. Kết luận của Ngọc và cộng sự có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng dữ liệu và việc ghép hai thời kỳ khác nhau của nền kinh tế Việt Nam lại với nhau (trước và sau đổi mới).

Cùng hướng nghiên cứu trên, Phạm Mai Anh (2008) sử dụng mô hình VAR với bốn biến GDP, đầu tư, xuất khẩu và năng suất nhằm xác định nhân tố nào, xuất khẩu hay đầu tư, thực sự là động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2007. Nghiên cứu ủng hộ giả thuyết đầu tư mới thực sự là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế rất hạn chế, thậm chí không có bằng chứng rõ ràng về sự tác động của xuất khẩu tới năng suất, thường được giả định là một kênh quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.

Nghiên cứu tác động của thương mại quốc tế tới phát triển kinh tế, Đặng Quốc Tuấn (2009) đã chỉ ra tác động của thương mại quốc tế dưới nhiều góc độ bằng việc xây dựng các ma trận, sử dụng bảng input và output. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa sử

43

dụng phương pháp định lượng đủ mạnh để đánh giá tác động của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế.

Trái với kết luận trên, phần lớn các nghiên cứu lại ủng hộ quan điểm xuất khẩu tăng trưởng sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế, như Shirazi và Manap (2005), Javed và cộng sự (2012), Ahmad, D., và Ahmad, J. (2018) nghiên cứu ở Pakistan, He và Zhang (2010) nghiên cứu ở Trung Quốc, Lordeb và Francisb (2011) nghiên cứu ở Mexico, Mishra (2011) ở Ấn Độ hay Shafiullah, Selvanathan và Naranpanawa (2017) nghiên cứu ở Úc, Bakari, S., & Mabrouki, M. (2017) nghiên cứu ở Panama, hay Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), Nguyễn Quang Hiệp (2014, 2016), Đào Thị Bích Thủy (2016) với nghiên cứu dữ liệu ở Việt Nam cũng ủng hộ quan điểm này.

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) phân tích dữ liệu chuỗi thời gian ở Pakistan của Javed và cộng sự (2012) và Sahni và Atri (2012) ở Ấn Độ cho thấy rằng thương mại quốc tế, bao gồm xuất khẩu, có tác động tích cực và đáng kể đến nền kinh tế của các quốc gia này. Nghiên cứu của Sahni và Atri ngoài biến tổng giá trị xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm chế biến tác động đến tổng sản phẩm quốc dân, còn đưa thêm biến đầu tư thông qua sáu phương trình biểu hiện cho sáu sự kết hợp khác nhau giữa các biến này lên tăng trưởng kinh tế. Các kết quả của nghiên cứu đã ủng hộ cho giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ở Ấn Độ. Trong đó, có phát hiện đáng chú ý là đầu tư không phải là kênh truyền dẫn để xuất khẩu tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, tác giả cho rằng đầu tư có tác động độc lập tới tăng tưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đảm bảo được độ tin cậy của các kết quả ước lượng, do chưa giải quyết được các khuyết tật của bộ dữ liệu theo thời gian khi đưa vào ước lượng bằng phương pháp OLS.

Nhiều nghiên cứu về tác động của xuất khẩu một ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Điển hình là nghiên cứu của Jawaid, S. T. và cộng sự (2019), Shamsuzzaman và cộng sự (2020) kiểm định các mối quan hệ đồng liên kết và sử dụng các mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số ARDL, FMOLS chỉ ra rằng, xuất khẩu thủy sản có tác động tích cực dài hạn đến tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Vincent, K. (2017) phân tích tác động của xuất khẩu sản phẩm không phải dầu mỏ

44

đến tăng trưởng kinh tế ở Nigreia từ năm 1980 đến 2016. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Phillip Perron (PP) và kiểm định Engel-Granger (EGM) để xác minh quan hệ tương quan tích hợp giữa xuất khẩu dầu mỏ và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Bằng chứng thực nghiệm đã bác bỏ giả thuyết về việc xuất khẩu các sản phẩm không phải là dầu mỏ không tác động đến kinh tế ở quốc gia này và đề xuất chính phủ tái cơ cấu nền kinh tế để có các chiến lược phát triển các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế bền vừng hơn.

Zainal Abidin và cộng sự (2014), Bakar và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp FMOLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất hiệu chỉnh hoàn toàn) chỉ ra vai trò quan trọng của xuất khẩu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Malaysia.

Priyankara, E. A. C. (2018) cũng sử dụng mô hình này chỉ ra rằng mối quan hệ dài hạn giữa xuất khẩu dịch vụ và tăng trưởng kinh tế ở Sri lanka với dữ liệu thời gian từ năm 1984 đến năm 2013. Mô hình FMOLS cũng được Vincent, K. (2017) sử dụng để đánh giá tác động dài hạn giữa xuất khẩu các sản phẩm không phải là dầu mỏ đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria từ 1980-2016. Kết quả cho thấy nền kinh tế ở quốc gia này không bị phụ thuốc vào việc xuất khẩu các sản phẩm không phải là dầu mỏ.

Phan Thế Công (2011) nghiên cứu tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế theo dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam bằng cách sử dụng các mô hình Feder (1983), Balassa (1978), Granger (1969) và các mô hình sửa đổi có bổ sung giai đoạn 1996-2006. Kết quả của việc phân tích cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho học thuyết tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu; đồng thời chỉ ra rằng, xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng không chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước mà còn đóng góp tích cực vào phát triển các yếu tố phi xuất khẩu (như cơ sở hạ tầng, điện, nước, thức ăn chế biến sẵn…) trong nước.

Nhiều nghiên cứu sử dụng kiểm định ADF và PP để kiểm định tính dừng chuỗi thời gian, sau đó sử dụng kiểm định nhân quả Granger cho thấy biến xuất khẩu thực tế, nhập khẩu thực tế ảnh hưởng đến sản lượng thực tế (GDP) ở Pakistan (Shirazi và Manap, 2005). Cũng sử dụng kiểm định nhân quả Granger, nghiên cứu của Mishra (2011) sử dụng dữ liệu ở Ấn Độ trong giai đoạn 1970-2009. Nghiên cứu

45

này cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.

Nghiên cứu sự tương tác giữa thương mại quốc tế và cung cầu trong nước đối với kinh tế. He và Zhang (2010) xem xét sự phụ thuộc của xuất khẩu ở Trung Quốc với các nước khác bằng cách sử dụng phân tích Input - Output. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích dữ liệu cấp tỉnh để kiểm tra quan hệ nhân quả giữa sự phát triển của thương mại quốc tế với các thành phần của tổng cầu, và quan hệ nhân quả giữa sự phát triển của thương mại quốc tế với năng suất nhân tố tổng hợp. Kết quả cho biết sự đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chủ yếu đến từ tác động của nó lên tăng trưởng của năng suất yếu tố tổng hợp theo cách tiếp cận phía cung. Ủng hộ cho quan điểm này, Waithea, Lordeb và Francisb (2011) nghiên cứu sử dụng sản xuất và xuất khẩu tân cổ điển, nhằm kiểm định tính hợp lệ của giả thuyết tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu cho Mexico trong giai đoạn 1960-2003. Bằng chứng cung cấp hỗ trợ cho các giả thuyết trong ngắn hạn;

Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ, Okyay Ucan (2016) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 2006 đến 2015 và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger chỉ ra rằng, xuất khẩu là một tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chưa tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa hai biến tổng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Cùng ủng hộ cho quan điểm xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Dritsaki (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và nợ chính phủ của Hy Lạp, chỉ ra rằng có mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến số này. Có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, giữa tăng trưởng kinh tế và nợ chính phủ. Trong khi đó, không có mối quan hệ ngắn hạn giữa xuất khẩu và nợ chính phủ. Không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và nợ chính phủ. Trong khi đó Shahbaz và Rahman (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Pakistan, sử dụng dữ liệu theo quý từ 1999-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ dài hạn

46

giữa xuất khẩu, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế của Pakistan. Nghiên cứu về cơ cấu xuất khẩu trong mô hình tăng trưởng kinh tế ở Châu Úc, Shafiullah, Selvanathan và Naranpanawa (2017) chỉ ra rằng, xuất khẩu sẩn phẩm khoáng sản và nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở châu Úc. Kết quả này ủng hộ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu như các nghiên cứu tiền nghiệm ở trên. Các nghiên cứu của Bakari & Mabrouki (2017) tại Panama và Thirunavukkarasu & Achchuthan (2014) tại Sri Lanka cũng chỉ ra rằng xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này đều sử dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số. Nguyễn Quang Hiệp (2014, 2016) sử mô hình vòng xoắn tiến, với dữ liệu theo quý cho giai đoạn 1999-2013 ở Việt Nam, mô hình VECM được sử dụng và các hàm phản ứng của các biến số (xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, sản lượng) đối với các cú sốc nội sinh được ước lượng để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế là động lực tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thông qua việc tăng năng suất giúp gia tăng năng suất cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ giá hối đoái là kênh truyền dẫn quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố đóng vai trò quan trọng cùng với xuất khẩu tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Yao, S. (2006), Aktar, ozturk và Deminrci (2008), Sultanuzzaman, Akash, Wang và Shakij (2018). Nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL của Sultanuzzaman, Akash, Wang và Shakij (2018) ở Sri Lanka cũng chỉ ra rằng, xuất khẩu có tác động tích cực dài hạn đến tăng trưởng kinh tế. Về dòng vốn FDI, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, FDI ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, nhưng trong dài hạn lại ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu. Trong dài hạn, dòng vốn FDI đổ vào giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Sri Lanka. Kết quả này cũng đồng nhất với nghiên cứu của Sharma, Rishad và Gupta (2018), sử dụng số liệu nghiên cứu ở Ấn Độ thông qua mô hình vec tơ VAR.

Sử dụng biến phụ thuộc gồm lao động, vốn, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phi nông nghiệp, tỉ giá, chỉ số tiêu dùng trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ 1972-

47

2014 để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến này với tăng trưởng kinh tế, Ahmad, D., và Ahmad, J. (2018) chỉ ra rằng trong dài hạn, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp đều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Parkistan. Nghiên cứu này sử dụng sử dụng kiểm định đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) và kiểm định nhân quả Ganger. Kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Parkistan, vì vậy chính phủ cần đưa ra các chính sách nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao năng suất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu thành phẩm nông nghiệp thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô.

Nguyễn Thị Thu Thủy (2014) kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khi phân tích tác động của xuất khẩu hàng hóa đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các biến được sử dụng là tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng lực lượng lao động, tỷ lệ đầu tư/GDP, tỷ trọng xuất khẩu/GDP (gồm cả xuất khẩu của các nhóm hàng, mức độ đa dạng hóa và tập trung hóa xuất khẩu, mức độ ổn định của xuất khẩu) và các biến giả. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp OLS phân tích chuỗi thời gian với mô hình hồi quy có độ trễ và mô hình VAR là những phương pháp hiện đại và đáng tin cậy. Qua đó phân tích được tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế qua các kênh truyền dẫn; định lượng được ảnh hưởng của quy mô và các thuộc tính của xuất khẩu tới tăng trưởng thông qua tác động đến TFP. Tuy nhiên, một số kết quả ước lượng trong nghiên cứu chưa được như kỳ vọng khi cho rằng lực lượng lao động và việc gia nhập WTO không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Một số nghiên cứu ở Việt Nam về xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế phân tích vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của một quốc gia, các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu thủy sản của một quốc gia (Vũ Thị Hoài Phương (2017), Tô Hiền Vinh (2016)). Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được các tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,

48

chưa sử dụng phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 54 - 60)