Phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 146 - 147)

khẩu thủy sản theo chuỗi giá trị, thủy sản thâm canh.

- Các mô hình liên kết giữa Doanh nghiệp, hộ gia đình sẽ bền vững, hiệu quả trên cơ sở chia sẻ lợi ích hài hòa xuyên suốt chuỗi giá trị sản xuất. Cần khuyến khích các mô hình liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp CBTS xuất khẩu, các DN cung cấp thuốc, hóa chất, thức ăn; các tổ chức tín dụng ngân hàng. Đồng thời liên kết chặt chẽ giữa 5 nhà: Nhà nước – Nhà nuôi thủy sản – Nhà chế biến, xuất khẩu – Ngân hàng – Nhà khoa học.

- Mô hình liên kết giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn thủy sản nguyên liệu, giảm áp lực về vốn đầu tư, hạ giá thành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh. Mô hình liên kết bảo đảm cho người nuôi đầu ra ổn định của sản phẩm, chủ động đầu vào, giảm áp lực chi phí đầu tư, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định. Như vậy, cần có các chính sách hướng dẫn các mô hình liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các doanh nghiệp sản xuát thức ăn, CBTSXK và các hộ nuôi thủy sản để bảo đảm hài hòa lợi ích, bảo đảm chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng cá tra, tôm, và chuỗi hải sản khai thác phát triển hiệu quả, bền vững sẽ góp phần tạo thuận lợi thúc đảy xuất khẩu thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững.

- Việc ứng dụng nuôi trồng thủy sản thâm canh, siêu thâm canh và xây dựng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm là biện pháp hướng đến sự phát triển bền vững ở các tỉnh tập trung mặt hàng thủy sản mạnh. Theo đó, nội dung và biện pháp thực hiện của kế hoạch là tập trung đẩy mạnh công tác tuyền truyền và hỗ trợ đến với những hộ nuôi thâm canh, siêu thâm canh, những hộ có điều kiện nuôi theo từng địa bàn riêng biệt. Các tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đăng ký nuôi thâm canh, siêu thâm canh; tiến hành rà soát thống kê, phân loại diện tích nuôi thâm canh, siêu thâm canh hiện nay trên địa bàn cả nước; ứng dụng khoa học công nghệ cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu trong dài hạn Trong đó, việc chú trọng quy trình công nghệ nuôi, quy trình công nghệ xử lỷ nước, công nghệ quản lý, công nghệ xử lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh là cực kì quan trọng. Đồng thời, chính phủ cần xây dựng liên kết chuỗi giá trị, phối hợp nâng cao năng lực, hiệu quả chuỗi cung ứng giống, vật tư đầu vào; liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản; kết hợp xây

135

dựng và phát triển những hợp đồng, nhưng khu vực liên kết chuỗi; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; rà soát đẩy nhanh tiến độ các dự án nuôi thủy sản thâm canh, siêu thâm canh tập trung; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về vốn hiện hành. Bên cạnh đó, các tỉnh còn đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh, siêu thâm canh theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng; nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 146 - 147)