3. Giới thiệu về quá trình nghiên cứu và đánh giá
3.2.1. Bảo hiểm trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Các hộ nuôi tôm, cũng như bất kỳ hộ gia đình nông nghiệp ở các nước đang phát triển khác luôn phải đối mặt với các quyết định đầu tư mạo hiểm. Do điều kiện thời tiết khó khăn, thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính ổn định, họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các dao động về thu nhập và sản xuất. Một mặt, các hộ này đã luôn có sẵn chiến lược đối phó với các cú sốc rủi ro cá biệt về thu nhập. Vấn đề bảo hiểm không chính thức, đặc biệt là bảo hiểm đối với những rủi ro cá biệt, đã được nghiên cứu rộng rãi cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Barr et al. (2012) đã nghiên cứu về việc mọi người chia sẻ rủi ro với ai,
Số thôn/ấp Số nông dân tham gia khảo sát Số nông dân tham gia thực nghiệm
(1) (2) (3)
Huyện/Tp Xã
Cà Mau Hoà Thành 10 60 52
Cà Mau Định Bình 5 35 32
Đầm Dơi Tạ An Khương Nam 7 93 61
Đầm Dơi Trần Phán 6 75 68
Cái Nước Lương Thế Trân 6 94 76
Cái Nước Hoà Mỹ 7 90 75
Tổng 447 364
9 Trong các cuộc khảo sát tại hộ, không phải lúc nào chúng tôi cũng có thể phỏng vấn tất cả 67 nông dân được lựa chọn từ danh sách xã đưa lên do danh sách này có thể đã cũ và chưa được cập nhật. Vì vậy, các hộ gia đình thay thế trong danh sách đệm đã được đẩy lên phỏng vấn thay. Cùng với đó, giấy phép tiến hành dự án cũng chỉ cho phép chúng tôi tiến hành phỏng vấn tại mỗi xã trong một thời gian nhất định, do đó số hộ nuôi tôm được phỏng vấn ở mỗi xã khác đáng kể.
10 Để khuyến khích người nông dân tham gia vào thực nghiệm, họ nhận được một phiếu quay số may mắn giúp họ có thể giành được một số tiền nhất định dựa trên những lựa chọn họ thực hiện trong thực nghiệm hàng hoá công (PGG), tiến hành khi khảo sát hộ gia đình.
Ligon và Schechter (2012) đã nghiên cứu lý do tại sao mọi người chia sẻ rủi ro (trao đổi qua lại, khen thưởng và xử phạt, khác biệt về sở thích), và Landmann et al. (2012), Chandrasekhar (2013) và Fischer (2013) đã nghiên cứu chia sẻ rủi ro tương tác như thế nào với các phương thức quản lý rủi ro khác (bảo hiểm, tiết kiệm, chia sẻ rủi ro bắt buộc).
Mặc dù là một trụ cột quan trọng trong học thuyết quản lý rủi ro, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chia sẻ rủi ro không chính thức không giúp đạt được hiệu quả đầy đủ trong việc chia sẻ rủi ro (Townsend (1994)). Thông tin bất đối xứng (Coate và Ravallion (1993)) và hạn chế về quyết tâm (Kocherlakota (1996), Ligon et al. (2002)) được xác định là lý do tại sao chúng ta không chia sẻ hoàn toàn được rủi ro với các hình thức chia sẻ rủi ro không chính thức.
Tối đa hoá quản lý rủi ro là vô cùng quan trọng đối với hộ gia đình, vì các nguy cơ rủi ro có thể ảnh hưởng đến các hành vi và quyết định đầu tư mạo hiểm của các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng môi trường rủi ro có thể hạn chế đầu tư vào các cơ hội đầu tư sinh lợi và do đó hạn chế tiềm năng phát triển (Eswaran và Kotwal (1989), Rosenzweig và Wolpin (1993), Hill và Viceisza (2012)). Đó là lí do tại sao bảo hiểm được coi là một công cụ quan trọng để đối phó với các nguy cơ rủi ro và thúc đẩy đầu tư vào các phương thức sản xuất rủi ro nhưng có lợi nhuận (Hill và Viceisza (2012), Karlan et al. (2014)).
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn tại trong bảo hiểm nông nghiệp liên quan đến thông tin bất đối xứng, chẳng hạn như lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, cũng như liên quan đến qúa trình giao dịch bảo hiểm, chẳng hạn như đánh giá thiệt hại cá nhân và phí bảo hiểm nhỏ. Do đó, việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm còn hạn chế. Đáng ngạc nhiên hơn, trên thực tế, ngay cả khi bảo hiểm nông nghiệp được cung cấp cho các hộ quy mô nhỏ, nhu cầu về bảo hiểm vẫn còn thấp. Cho đến nay ta vẫn chưa tìm được sự đồng ý trong các tài liệu nghiên cứu về lý do cụ thể cho xu hướng này. Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra một số lý do cho việc ít mua bảo hiểm nông nghiệp như lo ngại rủi ro, thiếu kiến thức về tài chính và thiếu tin tưởng vào các nhà cung cấp bảo hiểm (Giné et al. (2008), Cole et al. (2010), Cole et al. (2013).
Gần đây hơn, mối quan hệ giữa việc thỏa thuận chia sẻ rủi ro không chính thức với bảo hiểm chính thức đã nhận được sự chú ý nhiều hơn. Các tài liệu đã tập trung đặc biệt vào hai đặc điểm: thứ nhất là việc ngồi không hưởng lợi (free rider) và phối hợp nhóm, và thứ hai là rủi ro đạo đức và nỗ lực học hỏi. De Janvry et al. (2014) đề cập đến vấn đề phối hợp nhóm khi mà bảo hiểm rủi ro chung được cung cấp cho từng cá nhân trong cộng đồng, hoặc trong các nhóm chia sẻ rủi ro cá biệt một cách không chính thức. Đầu tiên, họ xác định việc ngồi không hưởng lợi là một vấn đề khi lợi ích của bảo hiểm cá nhân cho những cú sốc chung được chia sẻ trong các nhóm chia sẻ rủi ro, và thứ hai là vấn đề về phối hợp nhóm khi ta không biết có bao nhiêu thành viên trong nhóm chính thức mua bảo hiểm. Dựa trên hai đặc điểm này, các tác giả lập luận rằng nhu cầu bảo hiểm có thể tăng lên bất cứ khi nào bảo hiểm được bán theo nhóm.
Tương tự như vậy, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tồn tại của vấn đề về phối hợp đối với cả bảo hiểm chính thức và không chính thức khi các cú sốc cá biệt xảy ra. Janssens và Kramer (2014) nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm với một thiết lập song đề xã hội (social dilemma), trong đó so sánh giữa bảo hiểm không chính thức dưới hình thức cho vay đảm bảo theo nhóm và bảo hiểm chính thức. Họ dựng lên một mô hình trong đó đóng góp cho bảo hiểm cá nhân được xem như một loại hàng hoá công và nhận thấy nhu cầu bảo hiểm theo nhóm tăng lên, đồng thời loại bỏ vấn đề ngồi không hưởng lợi.
Mobarak và Rosenzweig (2012) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về việc cung cấp bảo hiểm chính thức, dựa trên chỉ số lượng mưa, cho các hộ đã được bảo hiểm không chính thức ở vùng nông thôn Ấn Độ. Nghiên cứu của họ dựa trên mô hình không rối loạn chức năng của Arnott-Stiglitz (1991) đối với bảo hiểm chính thức và không chính thức cho những cú sốc cá biệt và kết hợp chỉ số bảo hiểm với rủi ro cơ bản cho các cú sốc tổng hợp trong mô hình. Họ thấy rằng khi việc bảo hiểm cho toàn bộ sốc mang rủi ro cơ bản trong đó số tiền chi trả bảo hiểm không khớp với thiệt hại thực tế, chia sẻ rủi ro không chính thức, trong đó tổn thất cá biệt được đảm bảo, sẽ tăng cường các lợi ích của bảo hiểm và do đó làm suy giảm những tác động tiêu cực của rủi ro đối với nhu cầu về chỉ số bảo hiểm.
Mô hình của Arnott-Stiglitz (1991) nghiên cứu về mặt lý thuyết tính tương tác giữa bảo hiểm thị trường chính thức và bảo hiểm không thị trường không chính thức, với sự tồn tại của rủi ro đạo đức (Arnott và Stiglitz (1991)). Rủi ro đạo đức có thể được hiểu là sự đánh đổi giữa việc tự quyết tâm nỗ lực với việc bảo hiểm chi trả nên không cần nỗ lực và đây là lý do chính tại sao bảo hiểm thị trường sẽ không bao giờ cung cấp hợp đồng bảo hiểm đầy đủ. Sự cần thiết của việc tự bảo hiểm một phần là để giúp giảm bớt rủi ro đạo đức, nâng cao sự nỗ lực của người được bảo hiểm. Với việc tiếp cận bảo hiểm không chính thức, người được bảo hiểm có thể bổ sung cho phần còn thiếu từ bảo hiểm chính thức để đạt được bảo hiểm đầy đủ. Thêm vào đó, với sự giám sát lẫn nhau giữa các thành viên, chúng ta có thể cung cấp bảo hiểm không chính thức mà không lo bị ảnh hưởng bởi rủi ro đạo đức và thực sự có thể làm tăng phạm vi bảo hiểm mà không làm giảm khuyến khích nỗ lực.