Thực nghiệm về nhu cầu sản phẩm

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 38 - 42)

4. Phương pháp luận

4.2.3. Thực nghiệm về nhu cầu sản phẩm

Trong phần thứ hai của mỗi buổi làm việc, chúng tôi tiến hành một loạt các thực nghiệm về Nhu cầu sản phẩm (PDE), áp dụng kỹ thuật thực nghiệm lựa chọn rời rạc. Trong khi IG được dùng để nghiên cứu những tác động của bảo hiểm và mức sẵn sàng chi trả một cách khá trừu tượng, chúng tôi thiết kế PDE để có thể nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm nuôi trồng thủy sản một cách thực tế hơn. Tuy nhiên, để có thể đơn giản hoá thực nghiệm tối đa, các quyết định đưa ra vẫn là trừu tượng, đồng nghĩa với việc các quyết định này không thể được hiểu theo nghĩa đen và sẽ là quyết định thật trên thực tế. Như sẽ được chỉ ra ở phần sau, chúng tôi thiết kế một lịch trình bồi thường tương tự như trong QĐ 1042 tuy nhiên bất kỳ so sánh nào với tôm sú hoặc thẻ đều được tránh để giữ cho các quyết định của nông dân được thống nhất. Nếu đề cập đến các loại tôm sú/thẻ hoặc QĐ 3035 và 1042, chúng ta sẽ không thể phân biệt được thái độ/sở thích của người nông dân với chương trình thực nghiệm và thái hộ/sở thích của họ với kinh nghiệm từ quá khứ, cái mà chúng ta không thể kiểm soát.

Do tất cả các quyết định được đưa ra trong suốt các buổi thực nghiệm được động viên bởi các khoản tiền và thường tất cả người chơi đều thích nhận được nhiều tiền hơn là ít tiền, chúng ta có thể tin tưởng rằng người chơi đã tiết lộ sở thích thực sự của họ khi đưa ra các quyết định mà không bị phân tâm bởi kinh nghiệm của họ đối với chương trình bảo hiểm thí điểm hoặc với các loài tôm họ thường nuôi. Để giữ cho các quyết định được đơn giản và dễ dàng, chúng tôi không phân biệt giữa các loại tôm mà chỉ tập trung vào tôm thẻ. Có rất nhiều lý do cho việc này. Thứ nhất, Báo cáo của GIZ về Nhu cầu Quốc tế đối với tôm Việt Nam 2013 nói rằng “tôm sú không có lợi trong thị trường có tính cạnh tranh cao (...) câu hỏi đặt trong tương lai trung bình đến dài hạn, là làm thế nào để giữ cho các hộ nuôi tôm sú nhỏ lẻ có thể tiếp tục canh tác” (Censkowsky năm 2014, tóm tắt nhanh: 1). Thứ hai, phần lớn nông dân trong khu vực khảo sát tại Cà Mau hiện nay đều nuôi tôm thẻ, mặc dù hoạch định chính sách có kế hoạch tăng thị phần của tôm sú. Thứ ba, QĐ 1042 chỉ xem xét lại phương án bồi thường đối với tôm thẻ, mức bồi thường cho tôm sú vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Do QĐ 3035 đã bị bãi bỏ và không đảm bảo tính bền vững cho công ty bảo hiểm trong tương lai trung bình và dài hạn, chúng tôi nhận thấy sẽ là vô nghĩa tiến hành tìm hiểu sở thích của người nông dân trong một thiết lập tương tự như QĐ 3035. Với tất cả các lý do này, sẽ là hợp lý hơn nếu nghiên cứu được tiến hành dựa trên một chương trình bảo hiểm tương tự như những gì có thể được thực hiện khi chính phủ quyết định tiếp tục một chương trình bảo hiểm cho người nuôi tôm thâm canh.

Cơ sở của thực nghiệm PDE là một thiết lập bảo hiểm tiêu chuẩn, trong đó phân loại tất cả các thông số quan trọng để tính phí bảo hiểm, chẳng hạn như kích thước ao nuôi, mật độ thả, và chi phí thức ăn. Để dễ dàng so sánh, chúng tôi đưa ra một thiết lập bảo hiểm, đồng thời tất cả các tính toán đều được dựa trên thiết lập này để có thể cung cấp một điểm tham chiếu duy nhất. Bảng 6 trình bày thiết lập bảo hiểm.

Khung ngày A B C D 0-10 0 10 0 0 11-20 20 20 0 20 21-30 30 30 20 20 31-40 40 40 60 60 41-50 50 50 60 60 51-60 20 10 20 0 61-80 0 0 0 0

Để nghiên cứu về nhu cầu cho từng thành tố bảo hiểm cụ thể, chúng tôi đơn giản hóa hợp đồng bảo hiểm và phân loại hợp đồng dựa trên bốn đặc điểm chính. Bốn đặc điểm này được xác định dựa trên thông tin thu thập được trong Khảo sát sơ bộ (FFM) và Điều tra hộ gia đình. Cụ thể, chúng phân loại các hợp đồng bảo hiểm dựa trên:

1. Phí bảo hiểm. 2. Lịch trình bồi thường. 3. Tỷ lệ giảm trừ.

4. Chi trả chi phí cải tạo đầm.

Trong khi phí bảo hiểm, lịch trình bồi thường và tỷ lệ khấu trừ đều đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hiện nay theo QĐ 3035 và 1042, chúng tôi đã đưa thêm chi phí cải tạo đầm vào trong phạm vi bảo hiểm. Lý do là trong FFM và khảo sát nhiều nông dân phàn nàn rằng bảo hiểm chỉ bồi thường khi tôm chết hơn 10 ngày sau khi thả giống, tuy nhiên nhu cầu cải tạo ao sau mỗi vụ mất mùa dẫn đến việc chi phí cao cho việc cải tạo đầm không được chi trả theo bảo hiểm.

Dựa trên bốn thành tố trên, chúng tôi chia ra 3-5 cấp độ khác nhau cho mỗi thành tố, làm thành các biến thể khác nhau cho các giá trị hiện có trong hợp đồng (hiện trạng tại thời điểm nghiên cứu). Đối với phí bảo hiểm, chúng tôi xem xét các tỷ lệ 7,5%, 10% (hiện trạng), 12,5%, 15% và 17,5% của số tiền bảo hiểm. Đối với tỷ lệ giảm trừ, chúng tôi xem xét các tỷ lệ 20%, 30% (hiện trạng) và 40% của số tiền được bồi thường. Đối với đền bù cải tạo ao, chúng tôi xem xét tỷ lệ 0% (hiện trạng), 50% và 100% của tổng chi phí cải tạo ao, số liệu lấy ra từ điều tra hộ gia đình.

Đối với bảng tỷ lệ bồi thường, chúng tôi xây dựng bốn lịch trình bồi thường đơn giản nhằm xác định tỷ lệ số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả theo các khung ngày tôm chết (0-10 ngày, 11-20, vv.). Bảng 7 mô tả bốn lịch trình bồi thường khác nhau.

Bảng 7: Lịch trình bồi thường (theo tỷ lệ %) Bảng 6: Thiết lập bảo hiểm

Đặc điểm Giá trị

Diện tích ao 1,000 m2

Loại tôm Thẻ chân trắng

Mật độ thả 100 con/ m2

Giá con giống 90 VND/con

Chi phí thức ăn 32,000 VND/ kg

Giá trị bảo hiểm 73tr VND

Tất cả các lịch trình bồi thường đều có số tiền bồi thường dự kiến giống nhau, với giả định rằng xác suất tôm bị bệnh là như nhau trong mỗi khung ngày. Điểm khác nhau giữa các lịch trình nằm ở sự phân bố của tỷ lệ bồi thường qua các khung ngày. Lịch trình A là lịch trình tương tự như trong hợp đồng hiện trạng. Lịch trình B cố gắng giải quyết những lời chỉ trích về việc không bồi thường cho tôm chết trong 10 ngày đầu tiên, và là một mối đe dọa lớn cho người nông dân. Lịch trình bồi thường C và D đền bù ít hơn trong những ngày đầu của chu kỳ sản xuất, nhưng nhiều hơn trong những ngày sau đó cho đến trước thời điểm người nông dân có thể bán sản phẩm dù tôm đã chết. Lịch trình bồi thường C đền bù vào khoảng cuối trong khung ngày 51-60 trong khi lịch trình D đền bù trong khoảng đầu 11-20 ngày. Dựa trên bốn thuộc tính với các biến thể trên, chúng tôi xây dựng các hợp đồng bảo hiểm giả định khác nhau bằng cách thay đổi mức độ cho mỗi thành tố. Mỗi hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm như mô tả trong Hình 4. Ngoài các thông tin chung về hợp đồng bảo hiểm, chúng tôi cũng làm các tính toán cho người nông dân để họ có thể đọc được số tiền bồi thường từ trên hình mà không phải tự tính toán.

Hình 4: Các ví dụ về hợp đồng bảo hiểm

Sau đó, chúng tôi lần lượt đưa cho người tham gia xem hai trong số các hợp đồng đã được thiết kế, đồng thời yêu cầu họ nói ra hợp đồng nào họ thích hơn.14 Chúng tôi lần lượt lặp lại câu hỏi lựa chọn này sáu lần với các hợp đồng khác nhau. Dựa trên các quyết định của người nông dân, chúng tôi có thể tìm ra tầm quan trọng của mỗi thành tố đối với người tham gia. Thông tin này cho phép chúng tôi rút ra kết luận thành tố nào được ưa thích nhất trong một hợp đồng bảo hiểm.

14 Chúng tôi sử dụng nhân tố phân đoạn được tạo nên bởi việc kết hợp tất cả các mức độ thành tố có thể và áp dụng các tiêu chuẩn D-efficiency để chọn 25 bộ hợp đồng bảo hiểm giả trong so sánh thực nghiệm của mình. Chúng tôi xác nhận tính trực giao của các mức độ thành tố sau đó (xem Hướng dẫn DCE User WEB để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này). Dựa trên 25 hợp đồng này, chúng tôi thiết lập mọi so sánh nhị phân có thể có giữa hai hợp đồng. Chúng tôi loại bỏ tất cả các lựa chọn trong đó một hợp đồng bảo hiểm rõ ràng chiếm ưu thế hơn so với hợp đồng khác (ví dụ như tất cả các thành tố đều bằng hoặc tốt hơn) hoặc là quá phức tạp (ví dụ như các hợp đồng bảo hiểm khác nhau ba thành tố hoặc nhiều hơn). Điểm này là rất quan trọng để người tham gia có thể lựa chọn và đảm bảo tính thống nhất của các quyết định. Sau đó chúng tôi đã chọn 24 so sánh nhị phân, chia thành 4 phần từ đó mỗi người tham gia chỉ thực hiện 6 sự lựa chọn.

Phí bảo hiểm

2,920,000 VND

Tỉ lệ bồi thường

Tỉ lệ giảm trừ

40%

Tỉ lệ đền bù chi phí cải tạo đầm 0% Ngày Phần trăm tỉ lệ bồi thường % Từ Đến 0 10 0% 11 20 20% 21 30 30% 31 40 40% 41 50 50% 51 60 20% 60 80 0% Bồi thường gốc 73Tr VND * 50% Tr VND = 36.5Tr VND - Tỉ lệ giảm trừ 36.5tr VND * 40 % = 14.6Tr VND + Chi phí cải tạo đầm 5Tr VND * 0% = 0 VND = Bồi thường thực 21.9Tr VND Phí bảo hiểm 4,380,000 VND Tỉ lệ bồi thường Tỉ lệ giảm trừ 20%

Tỉ lệ đền bù chi phí cải tạo đầm 50% Ngày Phần trăm tỉ lệ bồi thường % Từ Đến 0 10 0% 11 20 20% 21 30 30% 31 40 40% 41 50 50% 51 60 20% 60 80 0% Bồi thường gốc 73Tr VND * 50% Tr VND = 36.5Tr VND - Tỉ lệ giảm trừ 36.5tTr VND * 20 % = 7.3Tr VND + Chi phí cải tạo đầm 5Tr VND * 50% = 2.5Tr VND = Bồi thường thực 31.7Tr VND

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)