Cơsở lý luận của Kinh tế Thực nghiệm

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 30 - 32)

3. Giới thiệu về quá trình nghiên cứu và đánh giá

3.2.2. Cơsở lý luận của Kinh tế Thực nghiệm

Thực nghiệm là một phương pháp nghiên cứu thực tế đã được xác lập. Thực nghiệm có thể được mô tả như quá trình tạo dữ liệu với các điều kiện được kiểm soát, thường được sử dụng để điều tra các mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả giữa các biến, đồng thời để kiểm tra các giả thuyết. Thông thường thực nghiệm kinh tế sẽ để người tham gia đối mặt với một tập hợp các lựa chọn, dùng để xác định phạm vi hành động của họ. Tương tự như vậy, thực nghiệm cũng có các điều kiện thông tin và cơ cấu khuyến khích tiền tệ, dựa vào đó người chơi đưa ra các quyết định và nhận tiền tương ứng (Croson và Gächter 2010).

Việc sử dụng các biện pháp khuyến khích tiền tệ (hoặc các hình thức vật chất khác) là một đặc tính quyết định của thực nghiệm kinh tế. Ngược lại với các phương pháp nghiên cứu thực tế khác, thực nghiệm kinh tế thường sử dụng tiền thực để trả cho người tham gia dựa trên các quyết định của họ. Đây là một đặc điểm độc đáo, làm cho thực nghiệm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người, như sự thiên vị, cá tính người phỏng vấn và sai sót giả thuyết…, những thiếu sót tiềm tàng của một cuộc khảo sát (Cardenas và Carpenter 2008). Với sự nhạy cảm của một số câu hỏi khảo sát (mà có thể liên quan đến lo ngại rủi ro, tính đoàn kết hoặc mức độ sẵn sàng chi trả), rõ ràng là người được phỏng vấn có thể không cảm thấy thoải mái trong việc tiết lộ quan điểm và thực sự đưa ra đúng ý kiến của mình. Ngược lai, trong các thực nghiệm điều tra thái độ hợp tác cá nhân hoặc chấp nhận rủi ro, các đối tượng sẽ phải tính toán thu nhập cá nhân dựa trên các hành vi quyết định cụ thể. Nói cách khác, khi sử dụng các hình thức khuyến khích bằng vật chất, người tham gia có thể đưa ra những quyết định thật phù hợp vỡi những gì họ thực sự suy nghĩ.

Ưu điểm chính của phương pháp thực nghiệm so với các phương pháp nghiên cứu khác là khả năng nhân rộng môi trường thực nghiệm và kiểm soát kết quả. Việc nhân rộng này có nghĩa là các nhà khoa học có thể lặp lại chính xác thực nghiệm tương tự với chính xác những điều kiện tương tự ở một nơi khác. Một ưu điểm khác của phương pháp thực nghiệm là tính kiểm soát. Tính kiểm soát là khả năng giữ nguyên không đổi hầu hết các yếu tố, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi (ví dụ như

lợi ích kinh tế từ các khoản đầu tư) và chỉ thay đổi các yếu tố đáng quan tâm (ví dụ chương trình bảo hiểm). Việc thay đổi có kiểm soát các yếu tố đặc biệt cho phép người nghiên cứu có thể rút ra các kết luận về quan hệ nguyên nhân-hệ quả. Ví dụ, nếu chúng ta quan sát được sự gia tăng mạnh mẽ số lượng mua bảo hiểm sau khi thay đổi một thành tố trong khi vẫn giữ tất cả các yếu tố khác không đổi, chúng ta có thể kết luận rằng sự thay đổi của thành tố đó đã làm tăng tính hấp dẫn của chương trình bảo hiểm. Mặt khác, khi đưa ra quyết định trên thực tế, hoàn cảnh dẫn đến quyết định đó thường không được biết hoặc không thể quan sát được đối với người nghiên cứu và “không thể bị ảnh hưởng hoặc xảy ra cùng lúc với các điều kiện khác, và như vậy không thể nói lên được bất cứ điều gì về quan hệ nguyên nhân-hệ quả” (Gächter 2009: 4).

Thực nghiệm thực tế, trong đó các yếu tố được thiết kế theo từng bối cảnh lĩnh vực cụ thể, cho phép các nhà hoạt định chính sách kiểm tra được tác động của việc tạo ra một tổ chức hoặc việc thay đổi thể chế ở quy mô nhỏ trước khi thực thi một đạo luật mới có khả năng ảnh hưởng lớn trong xã hội (Carpenter et al. 2005: 8). Do đó, các hiệu ứng không mong muốn hoặc có hại (ví dụ làm cạn kiệt động lực nội tại) của các thể chế mới thiết kế có thể được phát hiện trước khi đưa vào thực tế.

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)